Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam

15/05/2023
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài với nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải đường biển. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện tại, ngành vận tải biển ngày càng có cơ hội để “vươn mình”, kết nối quốc tế.

1- Khái quát về đường biển quốc tế

Thuật ngữ đường biển quốc tế dùng để chỉ những tuyến đường vận tải biển nối liền giữa các quốc gia, các khu vực, hay các vùng với nhau. Các tuyến đường biển có thể được hình thành bởi tự nhiên hoặc có sự can thiệp của con người (như kênh đào xuyên đại dương).

Việc thiết lập các tuyến đường biển quốc tế không chỉ nhằm mục đích chuyên chở các hành khách hay hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực một cách thuận lợi và nhanh chóng mà còn mở ra cơ hội giao lưu, từ đó phát triển nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác.

Vận tải đường biển xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử, sớm hơn cả những phương thức vận tải phổ biến hiện nay như vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không.

Việc sử dụng các tuyến đường biển làm phương thức vận tải được đã ghi nhận từ thế kỉ thứ V trước công nguyên. Ngày nay, việc vận tải đường biển ngày càng có xu hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam hiện nay

Với đường bờ biển dài, Việt Nam tận dụng triệt để ưu thế để thiết lập các tuyến đường biển quốc tế phục vụ hoạt động vận tải, giao thương xuyên quốc gia, kết nối các giữa khu vực. Có thể kể đến một số tuyến đường biển quốc tế ở Việt Nam hiện nay như:

[a] Tuyến đường biển từ Việt Nam - Châu Âu

Tuyến đường này là một tuyến đường biển dài, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu Á - Âu khác biệt.

Tuyến đường biển quốc tế này gồm các chặng đường như sau:

- Từ Việt Nam tàu sẽ xuất phát từ biển Đông và theo biển Đông tới Singapore. Các tàu trên tuyến đường thường ghé điểm tạm dừng Singapore để mua nhiên liệu và các giấy tờ cần thiết. Tàu theo tuyến đường này vào vùng quần đảo Malaysia và qua Ấn Độ Dương để đi tới Biển Đỏ. Tiếp đến, tàu tiếp tục tiến tới kênh đào Suez để tới Địa Trung Hải. Từ khu vực này, tàu có thể đi tới các nước như Pháp, Ý, Bulgaria…

- Ngoài ra, tàu còn có thể đi qua eo Ixtanbul để vào cảng Costanza, Vacna, Odessa hoặc đi tới eo Gibranta sang Đại Tây Dương để tới các nước Bắc Âu. Để tới các cảng của các nước như Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, tàu sẽ tiếp tục đi qua kênh Kiel vào vùng biển Baltic.

Với sự khác biệt khí hậu giữa hai vùng Á - Âu và quãng đường rất dài, việc di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế này cần phải có những lưu ý để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ

Tuyến đường biển quốc tế từ Việt Nam sang châu Mỹ được đi theo ba tuyến sau:

- Tuyến đường đi qua kênh đào Suez:

Tuyến đường đi qua kênh đào Suez dài khoảng 11.600 hải lý. Ở tuyến đường biển quốc tế này, các tàu sẽ xuất phát từ Việt nam và đi qua eo Singapore, Malacca. Sau đó chuyển hướng tới phía Nam Srilanka ở Ấn Độ Dương rồi vào Hồng Hải, đi qua kênh đào Suez. Lúc này, tàu đi trên biển Địa Trung Hải và qua eo Gibraltar qua Đại Tây Dương và đến Châu Mỹ.

Như vậy, trên tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ qua kênh đào Suez, các tàu phải đi qua một phần bờ Đông Thái Bình Dương, phía Bắc của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương.

Tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ qua kênh đào Suez có ưu điểm gần bờ. Do đó, việc ứng cứu với các tình huống khẩn cấp khá nhanh chóng và dễ dàng. Tùy thuộc vào các mùa trong năm sẽ có những thuận lợi nhất định về tốc độ dòng chảy, thời tiết. Tuy nhiên, nhược điểm của tuyến đường này là mật độ tàu thuyền cao. Hơn nữa, chi phí khi đi qua kênh đào Suez khá cao do phải đi qua các eo có lượng tàu hoạt động lớn. Thời gian từ tháng 6 - 9 thường có mưa, gió mạnh và bão lớn. 

- Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng:

Độ dài của tuyến đường biển này khoảng hơn 12.000 hải lý tùy thuộc vào địa điểm cụ thể đi đến. Với tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ qua mũi Hảo Vọng này, các tàu từ Việt Nam sẽ đi tới Indonesia và cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng thuộc Nam Phi. Sau đó, các tàu sẽ tiếp tục đi qua Đại Tây Dương để đến Đông Mỹ hoặc vùng Trung Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và ngược lại.

Tuyến đường này có ưu điểm là mật độ tàu thuyền khá thưa, từ đó có thể đẩy nhanh tốc độ di chuyển cũng như chi phí của tuyến đường này khá thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là độ dài quãng đường rất lớn. Chưa kể tuyến đường này là khá xa bờ nên khó khăn trong việc cập cảng nạp nhiên liệu hoặc xử lý sự cố. Ngoài ra, thời tiết ở tuyến đường qua mũi Hảo Vọng

- Tuyến đường qua kênh Panama:

Độ dài của tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ qua kênh đào Panama dài khoảng 10.000 hải lý. Với địa điểm đến là Cuba, độ dài quãng đường là 10.850 hải lý.

Trên tuyến đường biển này, từ Việt Nam sẽ chạy về phía Đông và qua Philippine, rồi vượt qua Thái Bình Dương, đến kênh đào Panama và từ đó phải vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển đến cảng ở Cuba hoặc các nước Trung Mỹ.

Đây là tuyến đường biển ngắn nhất trong 3 tuyến, đường đi không quá phức tạp, phí qua kênh rẻ và thời tiết quanh năm khá thuận lợi. Nhược điểm của tuyến đường qua kênh Panama là dọc đường đi không có cảng để đến nạp nhiên liệu hoặc giải quyết sự cố nên cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi xuất phát.

Trong thực tế cả 3 tuyến đường trên đều đã được các tàu trên thế giới và cả các tàu Việt Nam sử dụng, nhưng chỉ những tàu lớn có tải trọng từ 15.000 DWT trở lên thực hiện các chuyến đi dài như thế, vì các tàu này có lượng dự trữ nhiên liệu và nước ngọt đủ cho chuyến hành trình.

Cả ba tuyến đường nêu trên đều có thể sử dụng được để hành hải.

Vấn đề quan tâm nhất là tình trạng hoạt động ổn định của các máy móc trên tàu. Qua thực tế khai thác các chuyến vừa qua có thể khẳng định các tàu cỡ 12.000 đóng trong nước hoàn toàn yên tâm về độ ổn định của các máy móc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A)

[c] Tuyến đường biển Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản

Tuyến đường này được mở từ rất sớm. Nếu các tàu từ Hải Phòng đi tới Hồng Kông thì phải vòng xuống dưới eo Hải Nam và xa thêm 180 hải lý.

Tuyến đường biển này tương đối thuận lợi, bởi điều kiện tự nhiên của vùng biển Hồng Kông có nét tương đồng với vùng biển Việt Nam (cùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa), ngoài ra thủy triều đều đặn và các dòng hải lưu rất ít khi ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu. Tuy nhiên, khi đi lên phía Bắc sẽ chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, xuất hiện mưa vào tháng 6 - 7, bão vào tháng 11 - tháng 3 năm sau và sương mù vào tháng 11 - tháng 4 năm sau.

Về phía vùng biển Nhật Bản, vùng biển này cũng chịu ảnh hưởng từ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện gió bão vào tháng 8 - 9 và chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều với biên độ dao động khoảng 2 m. Bên cạnh đó, vùng biển này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu như vùng biển Hồng Kông.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

3- Lợi ích từ các tuyến đường biển quốc tế

Đến đầu năm nay, Việt Nam đã hình thành được các tuyến vận tải container biển xa đi Mỹ và Châu Âu, Châu Á, đáp ứng được toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu container trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ ba, tiết kiệm được chi phí vận tải và thời gian của khách hàng.

Cụ thể, theo Cục Hàng hải Việt Nam, có 25 tuyến vận tải đi Châu Mỹ, chủ yếu tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải.

Đối với tuyến vận tải đi Châu Âu có 3 tuyến, tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải.

Theo nền tảng mua bán container toàn cầu Container xChange, chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua đang chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Việt Nam và các quốc gia khác do chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng tới việc sản xuất và cung ứng hàng hóa.

Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành nền tảng Container xChange nhận định, các công ty vận tải container toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa các tuyến thương mại hàng hóa, từ các tuyến tính tuyến sang đa dạng tuyến. Trong đó, các quốc gia như Malaysia, Việt Nam và Singapore đang nổi lên như những đối thủ nặng ký trong "cuộc chiến" tuyến vận tải thương mại container.

Ngoài ra, có trên 100 tuyến vận tải nội Á, tập trung vào các cụm cảng số 1 (Hải Phòng, Quảng Ninh), số 3 (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quang Nam) và số 4 (TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu).

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, với khối lượng hiện tại, Việt Nam là một trong 3 nước có sản lượng hàng hóa thông qua và tuyến vận tải lớn nhất trong khu vực (cùng với Malaysia và Singapore).

Có thể nói, so với các nước trong khu vực, Việt Nam là thị trường vận tải lớn với sản lượng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng.

Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng sản lượng hàng hóa theo tấn thông qua cảng biển Việt Nam vẫn có xu hướng tăng dần theo các năm.

Năm 2022, sản lượng hàng qua cảng biển đạt 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng, đạt trên 25,1 triệu TEUs tăng 5% so với cùng kỳ.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19482 sec| 990.523 kb