Hiệu ứng tâm lý trong nghệ thuật giao tiếp
1- Hiệu ứng thiên kiến trong giao tiếp
[a] Khái quát về hiệu ứng thiên kiến
Trong tâm lý học, hiệu ứng thiên kiến cũng được gọi là ấn tượng ban đầu. Nhà tâm lý học cho rằng, ấn tượng ban đầu chủ yếu là đặc trưng bề ngoài như vóc dáng, tư thế, cách nói chuyện, cách ăn mặc, trang điểm đều phản ánh tố chất bên trong và những đặc trưng cá tính khác của con người ở một mức độ nhất định. Ấn tượng ban đầu này tác động mạnh mẽ đến nhận thức xã hội của con người. Tuy nó nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng.
[b] Vai trò của hiệu ứng thiên khiến trong giao tiếp
Nghiên cứu cho thấy rằng 4 phút đầu tiên của cuộc gặp là giai đoạn mấu chốt hình thành nên ấn tượng. Hiệu ứng thiên kiến khiến người lạ nhanh chóng mở lòng. Có một nhà tâm lý học từng nói, ấn tượng được lưu giữ về một người tùy thuộc rất lớn vào cảm nhận tâm lý của bạn trong lần gặp đầu tiên. Áp dụng hiệu ứng thiên kiến vào nghệ thuật giao tiếp đòi hỏi chúng ta trong cuộc trò chuyện đầu tiên với một người, phải tìm cách thể hiện hình ảnh mà người này thích. Như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng lấy được thiện cảm của đối phương và giúp cho cuộc trò chuyện tiếp theo trở nên thoải mái hơn. Chú trọng đến nghệ thuật giao tiếp có tác dụng quan trọng trong việc truyền đạt thông tin nhanh chóng, hiệu quả và tạo dựng hình ảnh đẹp của bản thân.
[c] Phương pháp sử dụng hiệu ứng thiên kiến trong giao tiếp
Theo điều tra, 95% người ta đều sợ nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên cho dù là nhu cầu tình cảm hay công việc chúng ta cũng không thể tránh được những việc phải nói chuyện với người lạ. Nếu bạn vẫn chưa khắc phục được khuyết điểm này thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống.
Thật ra, không khó để làm cho đối phương mở lòng, vì có thể đề tài nói chuyện ở ngay trước mặt bạn. Từ sự việc ngay trước mắt, tức những việc cả hai cùng lúc nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy, tìm ra vài thứ để nói. Thậm chí bạn cũng có thể tìm được đề tài nói chuyện từ đối phương. Thường thì những chuyện trước mắt, dễ gây sự chú ý của mọi người, chỉ cần trong đó có chuyện khiến đối phương thấy hứng thú, thì cuộc nói chuyện sẽ có được cơ hội tiếp tục. Tuy nhiên, không phải đề tài nào cũng có thể gây hứng thú với đối phương, nên linh hoạt chuyển đề tài cũng là điều rất quan trọng. Một điều đáng chú ý nữa là, một người bạn mới quen thì đừng nói chuyện cứng nhắc, sẽ khiến họ cảm thấy nhạt nhẽo, không được tự nhiên.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Hiệu ứng ấm áp trong giao tiếp
[a] Khởi nguồn của hiệu ứng ấm áp
Hiệu ứng ấm áp hay còn gọi là hiệu ứng gió nam, nó bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn người Pháp La Fontaine:
“Gió Bắc và Gió Nam thi uy lực với nhau xem ai thổi bay áo khoác của người đi đường. Đầu tiên là Gió Bắc thổi những luồng gió lạnh, lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng cuốn áo chặt hơn. Gió Nam bắt đầu từ tốn lay động, làn gió thổi thật nhẹ nhàng và ánh nắng thật ấm áp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng, Gió Nam chiến thắng”.
Câu chuyện ngụ ngôn đầy ngụ ý sâu sắc này của La Fontaine, sau này đã trở thành một khái niệm của tâm lý học, nó gợi cho chúng ta một điều: ấm áp tốt hơn lạnh lẽo.
[b] Biểu hiện của hiệu ứng ấm áp
Khi chúng ta nói chuyện với ngôn ngữ kiểu gió nam (tôn trọng, ôn hòa, thân thiện), đối phương sẽ trở nên gần gũi, sẵn sàng mở lòng trò chuyện với chúng ta một cách thân thiết. Ngược lại, nếu chúng ta nói chuyện với người khác với thái độ kẻ cả, thậm chí dùng lời lẽ kiểu gió bắc (bất kính hoặc trịch thượng) sẽ khiến đối phương vô hình trung dựng lên một bức tường tâm lý, khiến chúng ta không thể vượt qua. Một câu nói lỗ mãng sẽ làm một tâm hồn vẫn còn chút lương tri bị hủy hoại. Còn một câu nói đầy thiện ý lại giúp tâm hồn sa ngã được cứu rỗi. Lời lẽ thân thiết xuất phát từ nội tâm, có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn như ngọn gió xuân ấm áp, vỗ về người nghe.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
3- Hiệu ứng con nhím trong giao tiếp
[a] Khởi nguồn của hiệu ứng con nhím
Hiệu ứng con nhím bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn của phương Tây với ý nghĩa: thân thiết nhưng phải chừng mực.
“Có hai con nhím nhỏ, dù trốn ở trong hang cũng cố hết sức thu mình lại, vì trời rất lạnh, nhưng dù vậy, chúng vẫn lạnh run cầm cập. Đúng vào lúc chúng cảm thấy sắp đông cứng lại, một con chợt nảy lên ý tưởng rồi nói với con còn lại: “Chúng ta dựa sát vào nhau thì chắc sẽ ấm hơn”. Con còn lại cũng thấy có lý, thế là chúng bắt đầu thử. Nhưng điều không ngờ là do chúng quá gần nhau nên gai trên người chúng đâm vào nhau. Tuy lần thử đầu tiên thất bại, nhưng cùng với việc bị gai chích đau, chúng cảm nhận được sự ấm áp, nên chúng không nản lòng, và bắt đầu thử lại lần thứ hai. Lần này, để không làm đau nhau, chúng bắt đầu cẩn thận nhích lại từng chút một, cuối cùng chúng đã thành công”.
Hai con nhím bằng cách không ngừng điều chỉnh tư thế, nới rộng khoảng cách thích hợp, không những có thể sưởi ấm cho nhau mà còn bảo vệ được nhau. Câu chuyện này có hàm ý nói về sự tuyệt vời của mối quan hệ giao tiếp, tức là nhấn mạnh đến hiệu ứng khoảng cách tâm lý trong quan hệ giao tiếp.
[b] Biểu hiện của hiệu ứng con nhím
Áp dụng hiệu ứng con nhím vào giao tiếp, đòi hỏi chúng ta phải giữ khoảng cách vừa đủ với đối phương, không nên hỏi về sự riêng tư của đối phương. Đây là cách để giữ hình ảnh đẹp về nhau.
Trong xã hội ngày nay, mỗi người nên tôn trọng sự riêng tư của người khác, mọi người nên giữ một khoảng cách nhất định với nhau. Trong hôn nhân, vợ chồng thẳng thắn, thành thật là điều tất yếu, nhưng như vậy, không có nghĩa là tước đi quyền riêng tư của đối phương, nếu không sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến tình cảm của đôi lứa. Trong quan hệ gia đình (cha mẹ và con cái) cũng cần có sự riêng tư. Càng là người thân thiết thì càng phải tôn trọng sự riêng tư của nhau. Sự tôn trọng này được thể hiện ở chỗ không tự ý thăm dò, hỏi về bí mật của nhau, cũng không được tùy tiện thổ lộ chuyện riêng tư của mình với người khác, bộc lộ bản thân quá mức cũng sẽ sinh ra rất nhiều rắc rối.
Nói tóm lại, giữ khoảng cách thích hợp sẽ đem lại cho ta cảm giác tốt đẹp. Vì vậy, khi tiếp xúc với người khác, mọi người nên coi trọng tác dụng của hiệu ứng con nhím, giữ khoảng cách vừa đủ để có được mối quan hệ tốt nhất.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
4- Hiệu ứng tâm điểm trong giao tiếp
[a] Khái quát về hiệu ứng tâm điểm
Hiệu ứng tâm điểm có nghĩa là người ta luôn coi mình là trung tâm, đồng thời phóng đại về mức độ chú ý của người khác dành cho mình. Hiệu ứng tâm điểm là một dạng tâm lý rất bình thường, hầu như tất cả mọi người sinh ra và đã có nhu cầu tâm lý này, bởi vì ai cũng muốn nổi bật hơn trong mắt của người khác.
[b] Biểu hiện của hiệu ứng tâm điểm trong giao tiếp
Hiệu ứng tâm điểm gợi cho chúng ta một điều: Mỗi người đều có tâm lý muốn trở thành tâm điểm. Do đó, trong quá trình tiếp xúc với người khác, chúng ta nên chú trọng tâm lý này. Chúng ta nên học cách quan sát và thử thỏa mãn tâm lý tâm điểm của đối phương trong cuộc trò chuyện.
Ngược lại, nếu trong cuộc trò chuyện, chúng ta quá để ý đến cảm nhận của mình, mà chưa bao giờ để ý đến tâm lý mong được coi trọng của đối phương, thì có thể sẽ gặp rắc rối trong mối quan hệ.
[c] Phương pháp sử dụng hiệu ứng tâm điểm trong giao tiếp
Để giành được thiện cảm của người khác, hiệu ứng tâm điểm cần chú ý ba phương diện sau:
Một là khiêm tốn xin chỉ bảo. Khiêm tốn xin chỉ bảo cho thấy bạn coi trọng đối phương. Điều này sẽ khiến cho đối phương có thiện cảm với bạn. Chú ý, thái độ phải khiêm tốn thì lời nói mới dễ lọt tai người nghe.
Hai là tìm đề tài đối phương hứng thú. Trong quá trình nói chuyện, nếu tìm được đề tài đối phương hứng thú, khiến họ cảm thấy mình là trung tâm, thì bạn sẽ phá vỡ được nút thắt của cuộc trò chuyện, giúp cho cuộc nói chuyện diễn ra thuận lợi.
Ba là chân thành khen ngợi ưu điểm. Khi trò chuyện, hãy chân thành khen ngợi ưu điểm của đối phương, để họ cảm nhận thấy bản thân được chú ý. Đó chính là nền tảng để có được mối quan hệ tốt đẹp. Khen ngợi người khác cũng phải chừng mực, đừng để họ thấy bạn đang lấy lòng và có ác cảm với bạn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
5- Tâm lý chống đối trong giao tiếp
[a] Khái quát về tâm lý chống đối
Tâm lý chống đối là một trạng thái tâm lý, trong đó, để bảo vệ cái tôi của mình, người ta thường có thái độ, lời nói, hành vi trái ngược:ép buộc dễ làm tổn thương lòng tự tôn của người khác.
[b] Phương pháp tránh tâm lý chống đối trong giao tiếp
Để tránh khơi dậy tâm lý chống đối của người khác, khi nói chuyện, chúng ta phải chú ý đến ngữ điệu và cách dùng từ, cố gắng tránh những câu ra lệnh, không ai thích bị sai khiến hay bị ép buộc trong mọi việc. Một số từ (nên, phải, nhất thiết phải) đều khơi dậy tâm trạng phản kháng, chống đối. Ngược lại, người nói nên tìm kiếm sự đồng tình bằng cách nói “chúng ta” thay vì “tôi”. Bạn nên nói ra lý lẽ, quan điểm của mình bằng sự ôn hòa, để tránh ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ.
Ai cũng muốn thay đổi suy nghĩ của người khác, nếu bạn muốn người khác chấp nhận cách suy nghĩ của bạn, cách tốt nhất là làm cho họ cảm thấy suy nghĩ này là của họ, họ chính là người nghĩ ra cách. Cách vận dụng này thường thấy trên thương trường và chính giới. Người giỏi ăn nói, không nhất thiết phải nói ra hết mọi thứ, có đôi lúc, làm cho đối phương nói ra điều mình kỳ vọng, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Khi chúng ta có một quan điểm hay, đừng vội chứng minh tính đúng đắn của nó. Nếu có thể dung hòa nó với quan điểm của người khác một cách mềm mỏng, hiệu quả nhận được sẽ hơn hẳn việc tranh luận. Trong quan hệ giao tiếp, hai bên phải chấp nhận chuyện 9 người 10 ý. Bên cạnh việc không nên hùa theo người khác, thì cũng đừng bắt ép người khác làm theo ý mình. Phải suy nghĩ từ góc độ của người khác, bởi vì giá trị quan và thói quen, hành vi của người khác được hình thành trong một thời gian dài nên rất khó thay đổi. Do đó, thay vì tìm cách thay đổi người khác, bạn hãy tìm hiểu tâm lý của họ, để có thể thoải mái ứng phó cho mọi tình huống.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Hiệu ứng tâm lý trong nghệ thuật giao tiếp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Hiệu ứng tâm lý trong nghệ thuật giao tiếp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm