Mẫu hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)

09/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trong bất kỳ dự án trong lĩnh vực công nào, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đủ nguồn lực tài chính, việc thu hút các nhà đầu tư khác sẽ mang lại nguồn vốn tài chính cho dự án. Để tận dụng nguồn vốn tư nhân cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nhà nước, mà các dự án đầu tư xây dựng có thể được kí kết dưới dạng nhiều loại hợp đồng khác nhau. Hình thức hợp tác dưới dạng hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là hình thức các nhà đầu tư dự án được quyền kinh doanh dự án đó sau khi hoàn thành dự án trong thời hạn nhất định rồi mới chuyển giao cho Nhà nước. Do đó, các nhà đầu tư thường ưu tiên ký loại hợp đồng này.

1- Hợp đồng BOT là gì

Căn cứ theo điểm a khoản 16 Điều 3 và khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020, hợp đồng BOT là tên viết tắt của hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Tranfer). Hợp đồng BOT được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ được quyền kinh doanh công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao lại công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy hợp đồng BOT là một trong những hình thức thực hiện của loại hợp đồng đối tác công tư (PPP).

2- Quy định pháp luật về hợp đồng BOT

Thứ nhất, về chủ thể tham gia hợp đồng BOT:

Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Do đó, chủ thể tham gia hợp đồng BOT gồm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân các cấp) và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Thứ hai, về các lĩnh vực đầu tư sử dụng hợp đồng BOT.

Căn cứ Điều 2 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Hợp đồng BOT được Nhà nước khuyến khích thực hiện trong các lĩnh vực sau đây:

- Giao thông vận tải: Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không

- Lưới điện, nhà máy điện: Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực

- Thủy lợi: cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải

- Y tế: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm

- Giáo dục - đào tạo: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

- Hạ tầng công nghệ thông tin: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh

Thứ ba, về trình tự thực hiện dự án.

Trừ trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao dự án BOT được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;

- Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

- Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;

- Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.

Thứ tư, về nội dung của hợp đồng BOT.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, nội dung cơ bản của Hợp đồng dự án PPP bao gồm:

- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;

- Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;

- Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn NN trong dự án PPP (NN đầu tư ⅓, còn công ty N đầu tư phần còn lại) và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);

- Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;

- Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của PL có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;

- Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, DN dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;

- Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của PL về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng

- Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát

- Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;

- Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);

- PL điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Mẫu hợp đồng BOT

Tình huống giả định: Ủy ban nhân dân Tỉnh M thông qua Nghị quyết xây dựng công trình giao thông liên huyện tới khu công nghiệp của Tỉnh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Ngân sách của tỉnh không đủ cân đối toàn bộ cho công trình. Do đó, Hội đồng nhân dân Tỉnh M quyết định ký hợp đồng BOT với công ty CP đầu tư xây dựng N (sau đây gọi tắt là Công ty N) để thực hiện công trình. 

Sau khi bàn bạc, thảo thuận với nhau, hai bên đã ký kết hợp đồng BOT như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH M

一一一一一一一一一

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

一一一一一一一一一一一一一

 

HỢP ĐỒNG BOT 

(Về việc xây dựng công trình giao thông liên huyện tới khu công nghiệp tỉnh M)

Tỉnh M, ngày 09 tháng 03 năm 2023

Hợp đồng số: 23-2023/HĐ-BOT

Dự án: Xây dựng công trình giao thông liên huyện tới khu công nghiệp của tỉnh M

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

Căn cứ Quyết định số 30 ngày 21 tháng 02 năm  2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh M về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây lắp công trình giao thông liên huyện và thông báo trúng thầu số 101 ngày 12 tháng 2 năm 2023 của Bên mời thầu;

Căn cứ Biên bản thương thảo hợp đồng ngày 7 tháng 3 năm 20223;

Căn cứ văn bản số 23 ngày 2 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh M về việc thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

1. Cơ quan ký kết hợp đồng BOT (Là một bên của hợp đồng):

Tên Cơ quan ký kết hợp đồng BOT: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH M

Địa chỉ: Số 3, đường X, huyện Y, Tỉnh M, Việt Nam

Điện thoại: 0987654321

Fax: 123-456-789

E-mail: ubndm.vn@gmail.com

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn A

Chức vụ: Chủ tịch UBND tỉnh M

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số 01 ngày 01 tháng 01 năm 2023 (trường hợp được ủy quyền).

2. Doanh nghiệp dự án (Là một bên của hợp đồng):

Tên giao dịch: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG N

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 00123456

Địa chỉ: Thôn P, Xã Q, Huyện Y, Tỉnh M, Việt Nam 

Điện thoại: 0348127423

E-mail: dautuxaydungn@gmai;.com

Người đại diện: Ông Trần Đình V

Chức vụ: Tổng Giám độc

Các bên trên đây thống nhất ký Hợp đồng để thực hiện dự án Xây dựng công trình giao thông liên huyện tới khu công nghiệp của tỉnh M với các nội dung sau:

Điều 1. Thành phần hồ sơ hợp đồng

Thành phần hồ sơ hợp đồng BOT và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Hợp đồng BOT bao gồm điều kiện chung và điều kiện cụ thể;

2. Phụ lục hợp đồng (nếu có);

3. Biên bản đàm phán hợp đồng;

4. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

5. Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;

6. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu;

7. Các tài liệu có liên quan.

Điều 2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp dự án

Doanh nghiệp dự án cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Cơ quan ký kết hợp đồng BOT

Cơ quan ký kết hợp đồng cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 4. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng là 6 tháng kể từ ngày hợp đồng này có hiệu lực.

Điều 5. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 03 năm 2023.

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật.

Hợp đồng được lập thành 02 (hai) bộ, Cơ quan ký kết hợp đồng giữ 01 (một) bộ, nhà đầu tư giữ 01 (một) bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau. 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

CỦA DOANH NGHIỆP DỰ ÁN

 

 

TRẦN ĐÌNH V 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CƠ QUAN

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG BOT

 

 

NGUYỄN VĂN A

 

Tại bản Hợp đồng BOT bao gồm điều kiện chung và điều kiện cụ thể:

+ Quy định về trách nhiệm của cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án tại Điều kiện chi tiết số 10 như sau: 

ĐKCT 10:

- Cơ quan ký kết hợp đồng có nghĩa vụ phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật và các quy định trong Hợp đồng này;

- DNDA có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của Chủ đầu tư theo quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp luật liên quan; phối hợp với UBND địa phương nơi có dự án thực hiện các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án này và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và hiệu quả dự án;”

+ Quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án trong hợp đồng tại Điều kiện chi tiết số 14.2 như sau:

ĐKCT 14.2:

Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, kết quả thương thảo hợp đồng về tiến độ triển khai thực hiện dự án, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan có thẩm quyền (CQCTQ)

- Phối hợp cùng doanh nghiệp dự án (DNDA) giải quyết các tình huống phát sinh về quản lý, sử dụng diện tích đất được giao trong quá trình thực hiện dự án đối với chính quyền các địa phương theo các quy định trong hợp đồng;

- Và các nhiệm vụ khác được pháp luật quy định.

b) Quyền và nghĩa vụ của DNDA:

- Quản lý hồ sơ liên quan đến mặt bằng, bao gồm hồ sơ di dời công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan;

- Sau ngày tiếp nhận mặt bằng, DNDA chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý về mặt bằng đã nhận bàn giao để phục vụ Dự án, bao gồm:

+ Không sử dụng mặt bằng cho các mục đích ngoài quy định của hợp đồng;

+ Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các thủ tục để thu hồi, bảo vệ mặt bằng thi công tuân thủ trình tự pháp luật;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của mặt bằng theo đúng hồ sơ bàn giao trong suốt quá trình thực hiện dự án, bàn giao lại toàn bộ mặt bằng (bao gồm các cọc mốc GPMB được bàn giao theo hồ sơ thiết kế) cho cơ quan quản lý sau khi kết thúc hợp đồng. Trong trường hợp mặt bằng dự án bị xâm phạm, DNDA có trách nhiệm báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương để giải quyết;

+ DNDA phải chịu trách nhiệm về mọi ảnh hưởng đến người và thiết bị, tài sản hoạt động trong phạm vi mặt bằng đã tiếp nhận;

+ Đối với phạm vi mặt bằng DNDA được phép sử dụng để phục vụ công tác xây dựng dự án, DNDA phải hoàn trả phạm vi này theo đúng hiện trạng khi tiếp nhận mặt bằng từ địa phương trước khi đưa công trình vào vận hành, khai thác.”

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest 

Bài viết Mẫu hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết Mẫu hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hay thuê dịch vụ luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Mẫu hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16307 sec| 1042.172 kb