Khái quát về Hợp đồng dịch vụ Logistics
1- Khái quát về hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận theo đó một thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Trên thế giới, dịch vụ logistics dā xuất hiện từ rất lâu kể từ khi con người biết tích trữ, phân chia lương thực, biết trao đổi, vận chuyển các sản phẩm mình làm ra. Tuy nhiên thuật ngữ logistics mới được sử dụng trong vài thế kỷ gân dây. Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần - lưu trữ, vận chuyển, cung cấp kịp thời quân trang, quân dụng, lương thực cho các đội quân tham chiến.
Sau đó, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khi khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều mà khoảng cách trong các lǐnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm. từ đó logistics được áp dụng sang cả lĩnh vực kinh tế, lan truyền khắp các quốc gia trên thế giới và trở thành thuật ngữ chuyên ngành để chỉ một hoạt động thương mại đặc thù.
Cho đến nay, logistics đã chứng minh được tầm quan trọng đối với nền kinh tế, trở thành một hoạt động không thể thiếu đặc biệt là trong giao thương quốc tế.
Theo tài liệu của Liên hợp quốc (UNESCAP): “Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu,quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan... từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng".
Theo Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển hiệu quả và lưu trữ hàng hóa các thủ tục cho việc vận chuyển hiệu quả và lưu trữ hàng hóa bao gồm cả các dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ cho các mục đích phù hợp với yêu cầu của khách hàng và bao gồm đầu vào, đầu ra, chuyển động bên trong và bên ngoài”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ logistics mới được sử dụng trong vài nǎm gân đây, do vậy nó vẫn phần nào còn xa lạ và mới mẻ Luật Thương mại năm 2005 là vǎn bàn đầu tiên ghi nhận thuật ngữ logistics và quy định tương đối khái quát về dịch vụ logistics.
Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại nǎm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhân hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bāi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.
Từ hoạt động thực tiễn và quy định của pháp luật có thể thấy:
Dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến các giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Về mặt bản chất, đây là dịch vụ bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tài giao nhận và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa. Nếu như trước đây, người cung cấp dịch vụ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như đóng gói, thuê phương tiện, vận chuyển, lưu kho... thì khi có logistics họ có thể cung cấp trọn gói từ khâu từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.
Từ chỗ đóng vai trò là người được ủy quyền bên cung cấp dịch vụ trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tài, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo đói kiểm tra,... Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Có rất nhiều cách để phân loại hoạt động logistics, ở Việt Nam cūng nhu các quǒc gia khác trên thế giới, hoạt động logistics được chia theo những cách cơ bán sau:
Dựa vào chủ thể thực hiện, logistics bao gồm:
- Logistics bên thứ nhất (1 PL - First Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của mình.
- Logistics bên thứ hai (2 PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho một hoat dong don le trong chuoi các hoạt động logistics (đóng gói, kho bãi, vận tải..) để đáp ứng nhu cầu của chủ sản phẩm hàng hóa.
- Logistics bên thứ ba (3 PL - Third party logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dich vu logistics cho từng bộ phận chức năng. Do đó 3 PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, lưu hàng hóa, xử lý thông tin...
- Logistics thứ tư (4 PL - Fourth party logistic): là mô hình logistics được phát triển trên nền tảng của mô hình 3pl. Mô hình 4 PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát các chức nǎng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. Khác với 3 PL, mô hình 4 PL tao ra mot "chuỗi" dịch vụ thống nhất với nhau thay vì các dịch vụ đơn lẻ như 3 PL. 4 PL quản trị cả quá trình logistics nhu: nhan hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng..
- Logistics bên thứ năm (5 PL-Fifth party logistics): là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3 PL và 4 PL và bổ sung nhiều nâng cấp trong quy trình chuōi giá trị. Mô hình này ra đời từ những dòi hoi của thương mại điện tử 4.0, khi mua sǎm trực tuyến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, đưa hoạt động logistics phát triển theo một phương thức mới hiệu quả hon.
Phân loại theo quá trình thì logistics được chia ra làm 03 loại:
- Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động bảo đảm cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, vốn...) một cách tối ưu cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động bảo đảm cung cap thành phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược hay logistics thu hồi (reverse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng chở về để tái chế hoặc xử lý.
Phân loại theo các loại hình dịch vụ, logistics bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
- Dich vu kho bāi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ chuyển phát.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiěm đình hàng hóa, dịch vụ láy māu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dich vu hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng ltu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vân tái đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dich vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch wu logistics và khách hàng thỏa thuận phù hop voi nguyên tắc co ban cua Luat Thuong mai năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest.
2- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dịch vụ Logistics
[a] Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics
Trong những thập niên gần đây, khi nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, các thương nhân sản xuất có xu hướng tập trung vào hoạt động cốt lõi, tù bỏ phương thức giao nhận tự cung tự cấp, hướng đến việc thuê logistics ti bên ngoài. Đày là một trong những nguyên nhân đẩy mạnh sự phát triển của loại hình cung ứng dịch vụ logistics, theo đó nhu cầu thiết lập hợp đồng logistics cūng xuất hiện và trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại này.
Trong cuốn sách The Handbook of Logistics Contract (So tay hợp đồng logistics) cúa Joan Jane and Alfonso de Ochoa (xuǎt bàn ngày 01/05/2006) có viết: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một bên thú ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba-3 PL,chịu trách nhiệm trước một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đôi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích kinh tế khác.
Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.Như vậy, có thể thấy hợp đồng logistics được thiết lập trong các loại hoạt động logistic 3 PL, 4 PL, 5 PL...
Ở Việt Nam, không có văn bản pháp luật nào nêu rõ định nghĩa về hợp đồng logistics. Về bản chất hợp đồng logistics là một loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại. Do đó, có thể hiểu thuật ngữ này bằng cách tìm hiểu các khái niệm có liên quan.
Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch,vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Cùng với cách định nghĩa về hoạt động logistics đã nêu tại Điều 223 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017,2019, chúng ta có thể hiểu một cách chứng nhǎt: hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận theo đó một thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vǎn chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hǎi quan, các thủ tục giǎg tò khác, tu vǎn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
[b] Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics
Cũng giống như tất cả các loại hợp đồng khác, hợp đồng dịch vụ logistics đểu xuất phát từ sự đồng thuận giữa các chủ thể của hợp đồng dựa trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng và tuân theo pháp luật. Xét về tính chất, đây là một loại hợp đồng kinh tế song vụ và có đền bù. Hai bên trong hợp đồng đểu phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, quyền của chủ thể này tương ứng vôi nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Cùng với đó, một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất nhất định theo thỏa thuận trước đó của hai bên. Bên nào vi phạm gây thiệt hại có thể sẽ bị phạt hợp đồng hoặc phái bồi thường thiệt hại tùy vào mức độ và điều kiện mà pháp luật cũng như hợp đồng đặt ra.
Trong hợp đồng dịch vụ logistics bao gồm có hai bên: bên cung ứng dịch vụ logistics và bên sử dụng dịch vụ hay còn gọi là bên khách hàng. Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như đòi hỏi về mặt pháp lý, bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng logistics cũng giống như bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ khác: phải là một thương nhân - có đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động logistics một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để thục hiện cung ứng dịch vụ logistics, thương nhân này cần phải đáp ứng những điều kiện khắt khe từ phía pháp luật liên đến việc thực hiện và kinh doanh dịch vụ logistics nhu: hieu liền về cơ sở vật chất,về nhân lực, về vốn, về giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,và các yêu cầu khác tùy thuộc vào loại dịch vụ logistics mà ho muốn tiến hành. đối với khách hàng, pháp luật quy định ho không bắt buộc phải là thương nhân. Có nhu cầu sử dung dịch vụ logistics thi ho có duyên tìm đến thương nhân thích hợp đề giao kết hợp đồng.
hợp đồng dịch vụ logistics có doi tuong là công việc,theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ sẽ thực hiện một hoặc nhiều công việc: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm thủ tục hải quan.. cho khách hàng và duoc huong thù lao. Điêu dǎc biêt là công việc trong hợp đồng dịch vụ logistics luon phải gắn liền với hàng hóa. Đây là diêm giúp chúng ta phân biệt được logistics với một số hoạt động dịch vụ có biểu hiện tương tự như: vận chuyển hành khách bang duong hàng khong, đường biên, taxi..
Về hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics: các bên có thể tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi sao cho phù hợp với nhu cầu của hai bên và tính chất, mức độ cần thiết mà nội dung công việc đặt ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do sự phức tạp và mức độ rủi ro cao, nên pháp luật đặt ra yêu cầu về hình thức đối với hợp đồng. Khi đó, các bên phải tuân thủ thực hiện. Ví dụ: khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2018 có quy định về hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng tàu biển: “Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản”;
Khoản 2 Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 đổi, bổ sung năm 2014 có quy định: “Vận chuyển hàng không, cần thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận chuyển, bàng giá dịch vụ vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa”, Trong trường hợp này các bên chủ thể không được phép lựa chọn hình thức khác để giao kết hợp đồng. Hay các hợp đồng logistics khác như: hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, hợp đồng đại lý vận tải hàng hóa, theo tinh thần chung của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017,2019, hợp đồng đại lý thương mại phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
3- Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng dịch vụ logistics
[a] Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ logistics
dịch vụ logistics là một loại dịch vụ mang tính phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tê, do đó dịch vụ logistics cūng như hợp đồng dịch vụ logistics sẽ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống bao gồm nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
(i) Về quy định chung:
Cơ sở pháp lý chung nhat điều chỉnh hợp đồng dịch vụ logistics đó là: Bộ luật Dân sự năm 2015,Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017,2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó:
Bộ luật Dân sự năm 2015: ghi nhận hầu hết các nội dung của pháp luật về hợp đồng, hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ logistics nói riêng. Bên cạnh việc xác định khái niệm hợp đồng, hợp đồng dịch vụ làm cơ sở để xác định khái niệm hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại trong đó có hợp đồng dịch vụ logistics, Bộ luật Dân sự năm 2015 còn đưa ra những quy định rất quan trọng và tương đối đầy đủ về hợp đồng cũng như hợp đồng dịch vụ: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết -thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, chấm dứt hợp đồng, các biện pháp hiện nghǐa vụ hợp đồng,..
Luật Thương mại nǎm 2005,sửa đổi, bổ sung nǎm 2017,2019: là luật chuyên ngành quy định về một số dịch vụ thương mại cơ bản trong đó có dịch vụ logistics. Luật này quy định các nội dung khái quát về logistics bao gồm: khái niệm dịch vụ logistics, diéu dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của các kiện kinh doanh bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ logistics,các trường hợp miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
(ii) Quy định của các văn bản luật chuyên ngành:
Vì chuỗi dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau, đều có sự phúc tạp nhǎt định, mà Luật Thương mại nǎm 2005,sửa đổi,bổ sung nǎm 2017,2019 chi có nhūng quy định chung cho nên mỗi hợp đồng liên quan đến một hoạt động trong chuỗi logistics lại có các văn bản đặc thù điêu chình quy định về tính chất, chủ thể, hình thức, quyên và nghǐa vu trong quan hệ hợp đồng cụ thể. Một số văn bản pháp luật chính có thể kể ra là:
- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 sửa đổi năm 2014,2018,2019;
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018,2019;
- Luật Bưu chính năm 2010.
- Luật Biển Việt Nam năm 2012;
- Luật Đường sắt năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2018;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung nǎm 2018;
(iii) Các điều ước quốc tế:
dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chiu su tác động của các điều ước quốc tế như: Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển năm 1924 tại Brussel, nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế de thong nhất một số quy định về vận đơn đường biển nǎm 1968, Công ước chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978.. Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước thống nhǎt một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế nǎm 1929, Nghị định thư 1955, Cōng uoc Vacsava 1975, Montreal (Canada), 1999 về sửa đổi Công ước thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế. Năm 1980 có Công ước quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng vân tai da phuong thúc 1980... Công ước về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan tại Kyoto (Nhât) nǎm 1973 dã sửa đổi nǎm 1999.
Khi Việt Nam là thành viên của ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tai khu vuc nhu: Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới các nước Tiêu vùng Mekong mở rộng (Hiep dinh GMS) 1999; Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1998); Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (2005).
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics thời kỳ công nghiệp hóa cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (INCOTERMS); Quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận...
[b] Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics
hợp đồng dịch vụ logistics chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế,các tập quán thương mại. Việc xác định nguyên tắc áp dụng các q định pháp luật này như thế nào là điều rất quan trọng vì đó là căn cứ để các bên xác lập hợp đồng hợp pháp và hiện hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích chính cũng là cơ sở thực dáng mình nếu có tranh chấp xảy ra.
Đối với hệ thống các vǎn bàn pháp luật quốc gia:
Nhìn một cách tổng thể chúng ta thǎy ràng: Bộ luật Dân sự nǎm 2015 dua ra những quy định chung nhǎt về hợp đồng, Luật Thương mại nǎm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019 và các vǎn bản pháp luật chuyên ngành khác quy định cụ thể hơn về hợp đồng dịch vụ logistics dựa trên tinh thần không lǎp lai nhūng quy định chung về hợp đồng đã được ghì nhàn trong Bộ luật Dân sự. Do đó nguyên tắc áp dụng dược dǎt ra ở đây là: khi các bên ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics trước hết sẽ áp dụng các quy định đặc thù trong các vǎn bàn pháp luật chuyên ngành quy định truc tiep vê hoạt động logistics dó. Nếu luật chuyên ngành đó không có quy định thì áp dụng quy định trong Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. Néu ca luật chuyên ngành và Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 đểu không đề cập vấn để đó thì buộc phải áp dụng quy định chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 - văn bản gốc điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng. Ví dụ: các bên ký kết một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: đầu tiên là phải áp dụng Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2018,Luật Biển Việt Nam năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng các văn bản này không quy định về vấn để miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, do đó phải áp dụng nội dung này trong Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. đối với nội dung thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hay vấn để hợp đồng vô hiệu, các văn bản pháp luật vừa nêu không có quy định, lúc này phải quay sang áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015.
Đối với điều ước quốc tế:
Việc áp dụng điều ước quốc tế đối với hợp đồng logistics cūng giống như nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế trong hợp đồng thương mại nói chung, theo đó có hai trường hợp:
- Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đā là thành viên, nếu Điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luāt Việt Nam thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
- Đối với những Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, thì các bên trong hợp đồng logistics có quyền thỏa thuận áp dụng những nội dung không trái với nguyên tác cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Đối với tập quán thương mại:
Tập quán thuong mai cũng được coi là nguồn luật quan trọng điều chỉnh hợp đồng dịch vụ logistics, dǎc biệt là đối với hợp đồng dịch vụ logistics mang tính quốc tế. Vê nguyên tắc chung: tập quán thương mại được dùng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng logistics khi không có thỏa thuận của các bên, pháp luật quoc gia cũng như điều ước quốc tế đểu không có quy định.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
4- Các loại hợp đồng dịch vụ logistics
Theo khái niệm về dịch vụ logistics, khi thực hiện giao kết hợp đồng logistics, bên khách hàng có thể yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics. Căn cứ vào phạm vi công việc hay đối tượng của hợp đồng, có thể xác định hợp đồng dịch vụ logistics bao gồm hai loai:
Thứ nhất, là hợp đồng trọn gói, thực hiện phối hợp các dịch vụ logistics. Trong hợp đồng này bên kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không cung cấp các dịch vụ logistics đơn lẻ mà tiến hành cung cấp một chuỗi các hoạt động logistics. Đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này chính là phạm vi công việc rất rộng và phúc tạp. Bên kinh doanh dịch vụ logistics sẽ phải đáp ứng được tất cả các điều kiện kinh doanh chung đối với hoạt động logistics cung kinh doanh riêng đối với từng dịch vụ trong chuỗi nhu điều kiện logistics mà thương nhân này cung cấp. Cūng có trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ký kết hợp đồng trọn hàng, sau đó đứng ra ký kết các hợp đồng với các gói với khách, thương nhân khác để cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Như vậy, việc thực hiện hợp đồng có thể do một thương nhân nhưng cūng có thể do nhiều thương nhân kết hợp với nhau.
Thứ hai, là hợp đồng dịch vụ theo đơn đặt hàng một sǒ dich m trong chuoi dịch vụ logistics theo kiểu truyền thống, Các hợp đồng dịch vụ logistics này có phạm vi công việc hep hơn,thương nhân kinh doanh dịch vụ chỉ cung cấp đơn lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Dựa vào cách phân loai dịch vụ logistics theo lĩnh vực hoạt động có thể kê tên một số hợp đồng logistics thuộc nhóm này nhu:
hợp đồng vận tải đa phương thức: là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
Hợp đồng dịch vụ xếp dỡ container (trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay): là hợp đồng được giao kết giữa bên có hàng hóa và bên xếp dỡ container, theo đó, bên xếp dð thực hiện xếp hàng vào container, dỡ hàng ra khỏi container theo yêu cầu và hưởng thù lao.
Hợp đồng dịch vụ kho bãi: là hợp đồng được giao kết giữa thương nhân kinh doanh kho bãi với khách hàng về việc cho thuê kho bãi kèm theo cung cấp các dịch vụ gom hàng, bốc dỡ, lưu kho, bảo quản.
Hợp đồng dịch vụ chuyển phát: là thỏa thuận cúa các bèn trong đó bên kinh doanh dịch vụ chuyển phát chấp nhận, vận chuyển và phát hàng hóa bằng các phương thức tù địa diēm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mang bưu chính, triu phương thức điện từ và một trong các bên khách hàng sē thanh toán thù lao chuyển phát (có thể là bên gửi hoặc bên nhận).
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa: là sự thỏa thuận giữa các bên, trong dó bén kinh doanh dịch vụ vận chuyển có nghia vụ chuyển hàng hóa tới địa điểm dã xác định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; bên thuê vận chuyěn có nghīa vụ trả cước phí và các chi phí khác (nếu có) cho bên vàn chuyên. Tùy vào cách thức vận chuyển mà sē có nhǔng hợp đồng tương ứng như: hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biên, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không...
Hợp đồng dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật: là thỏa thuận giữa hai bên: khách hàng và bên kinh doanh dịch vụ, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ cung cấp các dịch vụ kiểm tra và phân tích các đặc tính lý, hóa, sinh của tất cả các loại vật liệu, sản phẩm, thiết bị, và kiểm định mức độ an toàn của các đối tượng đó theo yeu câu cua khách hàng và hưởng thù lao.
Hợp đồng dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa: là thỏa thuận của các bên trong đó một thương nhân được đơn vị kinh doanh vận tải ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình vận tải (trừ công đoạn vận chuyển).
Các loại hợp đồng dịch vụ hỗ trợ khác: hợp đồng dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, hợp đồng dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải...
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
5- Chủ thể của hợp đồng dịch vụ logistics
[a] Các bên của hợp đồng dịch vụ logistics
Khi giao kết hợp đồng, yếu tố chủ thể là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất cần phải chú ý đến vì đây là một trong nhūng cǎn cú pháp lý quyết định đến việc hợp đồng có hiệu lực hay không.hoạt động logistics được đánh giá là một hoạt động có tính chǎt phức tạp, không phải chủ thể nào cūng được thực hiện, do đó việc xem xét các vấn đề liên quan đến chủ thể khi xác lāp hợp đồng dịch vụ này là rất cần thiết.
Theo thực tiễn và các quy định pháp luật thì hợp đồng dịch vụ logistics được giao kết giữa hai bên chủ thể là:bên cung cấp dịch vụ logistics và bên khách hàng. Trong đó, môi bên chủ thế lai phải đáp ứng nhūng yêu cầu riêng, dǎc biệt pháp luật thương mại đặt ra những điều kiện khắt khe đối với bên cung cấp dịch vụ logistics.
(i) Bên cung cấp dịch vụ logistics:
Vi tinh chat phuc tap cua hoạt động logistics mà pháp luật yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được cả điều kiện chung để hoạt động logistics là vừa phải đáp ứng các điều kiện riêng được dǎt ra đối với các hoạt động trong chuỗi logistics (nếu có) mà thương nhân đó tiến hành.
- Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đó là:
Thứ nhất, đó là điều kiện về tư cách pháp lý: Một chủ thể muốn thực hiện kinh doanh dịch vụ logistics bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và được coi là thương nhân thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ một cách chuyên nghiệp. Trên thực tế thì có nhiều loại thương nhân tuy nhiên theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp. Do đó, chúng ta có thể xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics phai hoạt động theo một trong bốn loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Thứ hai, điều kiện về thiết bị, kỹ thuật::dây là điều không thể thiếu mà các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic phải thỏa mãn. hoạt động logistics được coi là mắt xich trọng trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm từ nơi sản xuất trường với rất nhiều công đoạn, thậm chí có thương nhân đảm nhiệm cả một chuỗi các công đoạn từ đầu đến cuối như:đóng gói bao bì, vận chuyển, lưu kho bãi, xử lý thông tin..bàn thàn môi cong doan, môi hoạt động nhu vày dā dòi hǒi phải có nhūng thiết bị, kỹ thuật riêng để thực hiện. Do vậy, để bảo đảm cho việc có thể tiěn hành cung ứng dịch vụ cūng nhu viec trien khai cung ứng dịch vụ một cách an toàn, có hiệu quả thì bǎt buộc cán thương nhân phải rang bị dày dú các thiết bị, tuân thủ và dān ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà pháp luật, thực tiễn ngành nghề đặt ra.
Thứ ba, điều kiện về năng lực chuyên môn: đi kèm với việc trang bị thiết bị và kỹ thuật, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải bảo đâm cả điều kiện về con người - phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc. Bởi lẽ, vê mặt bàn chất logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trǔ và trung chuyên, tat ca deu xoay quanh hoạt động của con người, do dó để mọi việc được diễn ra trôi chảy và ăn khớp thì buộc đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, hiểu rõ tính chất công việc của từng lĩnh vực, chuyên ngành và có khả năng thực hiện đúng và tốt các công việc được giao trong chuỗi dịch vụ logistics mà thương nhân kinh doanh logistics tiến hành. Trong một số lǐnh vực cụ thể, pháp luật bắt buộc thương nhân phải đáp ứng được cá về số lượng và chất lượng người lao động thì moi được kinh doanh dịch vụ logistics.
- Điều kiện riêng đối với từng hoạt động logistics cụ thể:
Theo quy định của Nghị định số 163/2017/NÐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ logistics: thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ dó. Như vậy, ngoài các điều kiện chung đã nêu ở trên,tùy thuộc vào tùng līnh vuc kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng cả những điều kiện riêng (nếu có), nếu thương nhân lành doanh một chuỗi các hoạt động logistics thì phải đáp ứng tǎt cà điều kiện kinh doanh đối với các hoạt động dó. Ví dụ:
Đối với hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan,theo quy định tại Điều 20 Luật Hải quan năm 2014 sửa đổi, bổ sung nǎm 2018: điều kiện là dại lý làm thủ tục hải quan: Có Giấy chứng nhận dǎng ký kinh doanh hoǎc Giấy chứng nhận đǎng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan; Có nhàn viên đại lý làm thủ tục hải quan; Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định. Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện: Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên; Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không: Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng có quy định: điều kiện kinh doanh vận tải hàng không: Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không; Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Kinh doanh dịch vụ chuyển phát:Điều 21 Luật Bưu chính năm 2010 quy định điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp. Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây: Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính; Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép; Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính; Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả
Kinh doanh vận tải biển: Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Nghị định số 160/2016/NÐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển (đã sửa đổi, bổ sung theo Nghi dinh so 147/2018/NÐ-CP ngày 24/10/2018) có quy định điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế:
- Điều kiện chung về kinh doanh vận tải biển:
Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế: Ngoài quy định nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật vôi mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định; điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau: Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng(ISPS Code); Vê nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được rèn luyện và duoc cap chứng chỉ theo quy định của Bộ đào tạo,huấn Giao Bộ thông vận tải. truòng
điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa: Ngoài quy định tai Dieu 4 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP dā sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hop vi Quy chuan ky thuat quoc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Điều kiện đối với thương nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
đối với thương nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cūng cân phải đáp ứng điều kiện riêng mà pháp luật dat ra. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghi dinh so 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics:Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung (tại khoản 1, khoản 2 Điều 4), nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trù vận tải nội địa):Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyển truong hoǎc thuyển phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam. Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thugc cǎne dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu để cung cấp các dịch vụ hoǎc áp dụng thủ tục cấp phép tại cǎn khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoǎc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiep,trong dó ty lè vǒn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuôc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vân tái, trù dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoǎc góp vốn, mua co phan, phan von gop trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoǎc góp vǒn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vön góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp lệ vốn góp của đầu tư nước ngoài không quá 49%
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ,được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiep hao góp vốn,mua phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba nǎm hoǎc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chě vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giǎy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.
(ii) Bên khách hàng
Khách hàng trong hợp đồng logistics là người thuê dịch vụ và thực hiện trả thù lao. Về cơ bản chủ thể này có thể là mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng một hoặc một chuỗi các hoạt động logistics do chủ thể kinh doanh cung cấp. Xét về tư cách pháp lý họ có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì rất nhiều chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ để phục vụ cho muc hoat hoǎc kinh doanh của mình,
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét bản chất của hoạt động logistics là cầu nối đưa sàn hàng hóa từ nơi sản xuất ra thị trường tiêu thụ và dich vu tro cho hoạt động sàn xuǎt kinh doanh, các hình thác tōn tai oia logistics cūng chủ yếu xoay quanh hoạt động liên quān děn hàng hóa, do đó chủ thể mà dịch vụ logistics chủ yếu hướng đến là các chủ thể kinh doanh, là các thương nhân. Dựa vào sự phức tạp cūa hoạt động, yêu cầu về quy mô hàng hóa, chi phí thanh toǎn, cūng nhu dòi hǒi về tính hợp pháp, có nhūng hợp đồng logistics thường chi được ký kết giữa các thương nhân với thương nhân như: hợp đồng dịch vụ đại lý làm thủ tuc hǎi quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ xếp dỡ container... Có thể có trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ logistics lại là một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khác.
Khách hàng trong hợp đồng dịch vụ logistics có thể là chù si hữu hàng hóa hoǎc không phai là chu so hüu hàng hóa. Trong một số trường hợp, khách hàng trong hợp đồng dịch vụ logistics là đại diện của chủ sở hữu hàng hóa, được chǔ sở hữu hàng hóa ủy quyền thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
[b] Đại diện ký kết hợp đồng dịch vụ logistics
Cũng giống như các hợp đồng cung ứng dịch vụ khác, hợp đồng dịch vụ logistics cũng sẽ chỉ có hiệu lực khi được ký kết giữa các chủ thể có thẩm quyền. Thẩm quyền ký kết hợp đồng xuǎt phát từ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của chủ thể. đối với khách hàng không phải là thương nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là chủ sở hữu hoặc người được chù sở hữu ủy quyền hợp pháp (đối với cá nhân), là người đại diện hợp pháp (nếu là tổ chức).
Đối với khách hàng là thương nhân cūng giống như thương nhân cung ứng dịch vụ logistics, người có thǎm quyền ký kết hợp đồng còn tùy thuộc vào điều lệ và quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp. Thường là ngudi nghiệp như tông giám đôc, hoǎc nguoi duoc nguoi có quản lý cao hon thông qua.
Ví dụ: đối với các công ty logistics tổ chức theo hình thức công ty cổ phần: nếu ký kết hợp đồng dịch vụ logistics có gia trị bằng hoǎc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản duoc ghi trong báo cáo tài chính gần nhǎt của công ty (nếu điều lệ của công ty không quy định một tỷ lệ hoǎc giá trị khác) thì phải được Hội đồng quản trị công ty thông qua, sau đó người có thẩm quyền mới được phép ký kết hợp đồng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Khái quát về Hợp đồng dịch vụ Logistics được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Khái quát về Hợp đồng dịch vụ Logistics có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm