Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm trong nghề luật

14/06/2021

 

Kỹ năng giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau bằng cách tạo ấn tượng ban đầu, lắng nghe đối tượng tạo giao tiếp, tự chủ cảm xúc và sử dụng các phương tiện giao tiếp của chủ thể với chủ thể giao tiếp khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định.

 

 

Kỹ năng giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm trong nghề luật

 

 

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau bằng cách tạo ấn tượng ban đầu, lắng nghe đối tượng tạo giao tiếp, tự chủ cảm xúc và sử dụng các phương tiện giao tiếp của chủ thể với chủ thể giao tiếp khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Giao tiếp trong nghề luật là cách thức giao tiếp, ứng xử của người hành nghề dưới sự điều chỉnh, tác động của “quy phạm xã hội”, vốn dĩ là những quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong phạm vi cộng đồng nghề luật và trong xã hội. Những ứng xử và xử sự đó không chỉ làm nên giá trị cá nhân của người hành nghề luật trong lăng kính đánh giá của xã hội theo quy phạm xã hội mà còn chứng tỏ giá trị nhân cách, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật dựa trên chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, phù hợp với từng vị trí công việc và chức danh tư pháp/bổ trợ tư pháp. Đó là kết quả của sự nhận thức, tư duy, lãnh đạo bản thân khi đưa ra những sự lựa chọn phù hợp trong cách hành xử và thực hiện hành vi hành nghề đối với từng bối cảnh, sự kiện hay tình huống cụ thể.(xem thêm: hợp đồng tặng cho)

 

 

Ví dụ minh họa: Một Thẩm phán bị một đối tượng xã hội “tấn công” bằng hình thức lăng mạ, xúc phạm danh dục cá nhân một cách vô căn cứ. Trong tình huống đó, người Thẩm phán này sẽ đứng trước ít nhất hai sự lựa chọn trong cách phản ứng và hành xác:

 

 

(1) Tấn công lại theo đúng mức độ, cách thức bị xúc phạm;

 

 

(2) Bình tĩnh giải quyết tình huống một cách khôn khéo; chấm dứt được sự xúc phạm, tấn công và giữ được hình trong sự kính trọng của dư luận xã hội.

 

 

Việc lựa chọn cách thức phản ứng nào phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề của Thẩm phán

 

 

Kỹ năng thuyết trình, lập luận, tranh luận

 

 

Thuyết trình, lập luận, tranh luận là những hoạt động gắn liền với người hành nghề luật, đặc biệt là với những người hành nghề trong môi trường tranh tụng. Trong sự đánh giá của xã hội, hình ảnh của người hành nghề luật cũng thường gắn với hình ảnh người có khả năng thuyết trình, lập luận, tranh luận tốt.

 

 

Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng thuyết trình là tập hợp nhiều yếu tố, kỹ năng khác nhau như sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ thân thể, khả năng lập luận chặt chẽ, sáng tạo... Đối với những người hành nghề luật, thuyết trình vừa là một kỹ năng thiết yếu, vừa là một trong các tiêu chí để đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn. Nghề nghiệp thuần thục kỹ năng thuyết trình, bởi lẽ thuyết trình trở thành hoạt động thường xuyên, là một phần của công việc.(đọc thêm: hợp đồng đặt cọc mua nhà)

 

 

Lập luận là việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới. Do đó, lập luận là hoạt động sử dụng ngôn từ, trong đó chủ thể lập luận bằng công cụ ngôn ngữ nói (viết) đưa ra những lý lẽ của mình về một vấn đề nhất định dựa vào các sự thật và lý lẽ xác đáng.

 

 

Tranh luận là bàn bạc tìm ra vấn đề đúng đắn. Tranh luận có thể xem là giảnh lấy phần đúng đắn về phía mình bằng các lý lẽ thuyết phục. Tranh luận là “bàn cãi” có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải, chân lý về một vấn đề chưa thống nhất, là một chuỗi những câu nói liên hệ chặt chẽ với nhau, nhằm mục đích chứng minh kết luận cuối cùng là đúng. Kỹ năng tranh luận với tư cách là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù trong đời sống và hoạt xã hội - hình thức giao tiếp mang tính đối kháng cao.

 

 

Kỹ năng thuyết trình, tranh luận, lập luận có thể được trau dồi, rèn luyện thông qua nhiều hoạt động, từ quá trình đào tạo nghề đến thực tiễn hành nghề sau này. Trong quá trình học nghề, thông qua các hoạt động đặc trưng của chương trình đào tạo các chức danh tư pháp như thuyết trình kết quả làm việc nhóm, diễn án... học viên sẽ có những cơ hội tốt để rèn luyện các kỹ năng này.(quan tâm tới: tư vấn pháp luật thừa kế)

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.50253 sec| 947.688 kb