Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu của Luật sư

27/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong quá trình hành nghề, luật sư thường xuyên phải tiến chức có liên quan để thực hiện yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng. Để việc trao đổi có hiệu quả, luật sư không chỉ cần có kỹ năng nói, đặt câu hỏi tốt mà còn cần có kỹ năng lắng nghe tích cực và hiệu quả. Ai cũng có thể nghe người khác nói nhưng nghe sao cho đúng cách và theo kịp thông tin mà người nói truyền tải thì không phải đi cũng có thể đáp ứng được. Vậy, làm thế nào để kỹ năng lắng nghe của luật sư đạt được hiệu quả tốt?

 

 

kỹ năng viết pháp lý Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

 

 

Thái độ lắng nghe

 

 

Khi khách hàng đang nói với luật sư có nghĩa luật sư sẽ là người phải lắng nghe, vì thế, luật sư tư vấn nên tạo cho bản thân mình có sự chủ động và tập trung cao vào vấn đề mà khách hàng, đang nói. Có tập trung lắng nghe, luật sư mới có thể tiếp nhận đầy đủ và không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào được khách hàng cung cấp. Hơn nữa, việc tập trung lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng, thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc khi tiếp xúc với đối tác, khách hàng, qua đó tạo được thiện cảm để khách hàng cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, việc lắng nghe một cách chủ động sẽ giúp luật sư có thể phân tích được đâu là nội dung chính khi khách hàng trình bày nhiều vấn đề khác nhau.(xem thêm: hợp đồng đặt cọc mua đất)

 

 

Phản hồi, đặt câu hỏi

 

 

Việc lắng nghe của luật sự không phải là việc lắng nghe một chiều mà phải có sự tương tác hai chiều từ hai phía, cụ thể là luật sư nên có những phản hồi như việc đặt câu hỏi cho khách hàng, xác nhận lại một số nội dung khách hàng vừa nói

 

 

- Thứ nhất, trong quá trình làm việc, không phải khách hàng nào cũng trình bày được đầy đủ, rõ ràng và cụ thể vấn đề. Do đó, việc đặt câu hỏi chính là cách để luật sư tìm hiểu, làm rõ các nội dung thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp nhằm làm rõ bối cảnh của vụ việc và xác định đúng yêu cầu của khách hàng. Với việc thu thập được đầy đủ nội dung của vụ việc, luật sư mới có thể đưa ra được ý kiến tư vấn đúng, hợp lý, hợp pháp, đáp ứng những yêu cầu của khách hàng;

 

 

- Thứ hai, sự phản hồi đối với khách hàng cũng chính là cách mà luật sư thể hiện rằng mình đang tập trung lắng nghe những trình bày của khách hàng, thể hiện sự chú ý, quan tâm đến khách hàng Điều này tạo được ấn tượng tốt của khách hàng đối với luật sư, tin rằng luật sư thực sự lắng nghe, quan tâm đến vụ việc của khách hàng;(tìm hiểu: hợp đồng hợp tác kinh doanh)

 

 

- Cuối cùng, luật sư cần hiểu rằng việc phản hồi, đặt câu hỏi không đồng nghĩa với việc luật sư cắt ngang câu nói của khách hàng mà có nghĩa là luật sư cần lưu ý về các vấn đề vướng mắc này để khí người nói kết thúc, luật sư sẽ có sự phản hồi lại thông tin cho họ. Tránh tình trạng đôi bên cùng nói không có người nghe, nói chuyện lan man sang các chủ đề khác hay khiến người nói rơi vào trạng thái bế tắc không biết nói gì.

 

 

Thể hiện sự khích lệ, đồng thuận

 

 

Trong khi giao tiếp, luật sư cũng cần có những hành động, thái độ thể hiện sự khích lệ để khách hàng có sự hứng khởi khi nói chuyện, cụ thể là: đưa ra các câu hỏi liên quan tới nội dung khách hàng đã trình bày trước đó, đặt câu hỏi thể hiện suy nghĩ của bản thân về thông tin đã nhận được như:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Theo những nội dung, anh/chị vừa cung cấp, tôi hiểu theo ý này có đúng không?
  • Có phải ý của anh/chị là như thế này không?
  • Chúng ta đã thống nhất được với nhau những mục đích sau:

 

 

Hoặc luật sư có thể thể hiện sự đồng cảm, quan tâm liên quan đến vụ việc của khách hàng:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tôi rất lấy làm tiếc về chuyện anh/chị trải qua;
  • Tôi hiểu và chia sẻ với tình hình /hoàn cảnh của anh/chị.

 

 

d)Giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

Song hàng cùng những câu hỏi phản hồi, luật sư tư vấn cũng cần thể hiện thái độ của mình thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ để đạt được hiệu quả tốt hơn. Khi đối mặt nói chuyện cùng nhau, luật sư nên sử dụng, một cách linh động, ánh mắt để thể hiện sự cởi mở, thân thiện và nhiệt tình với người nói. Bên cạnh đó, ngôn ngữ hình thể kết hợp với việc sử dụng chữ viết, sơ đồ và hình ảnh sinh động trong quá trình diễn đạt bằng lời nổi cũng giúp luật sư tư vấn dễ dàng truyền tải các ý tưởng của mình đến khách hàng. Nên tránh làm việc riêng, thiếu tôn trọng người khác như đọc báo, lướt web, trong khi lắng nghe, hay khoanh tay trước ngực và nhìn ngó xung quanh mà không hướng tới người nói.(xem thêm về: hợp đồng tặng cho)

 

 

Luôn đặt bản thân vào vị trí người nói

 

 

Khi đặt mình vảo vị trí người nói, luật sư tư vấn sẽ hiểu rõ về những gì người nói trình bày, từ đó có cách nhìn khách quan và có sự tôn trọng, họ vì bản thân luật sư hiểu rằng câu chuyện đó như thể chính là câu chuyện của bản thân luật sư.

 

 

Trang phục

 

 

Khi giao tiếp với khách hàng hoặc đồng nghiệp, phong thái của luật sư tư vấn còn được thể hiện ở trang phục mà luật sư sử dụng. Điều này được xem là một trong những yếu tố bổ trợ quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Việc chuẩn bị trang phục tươm tất, kỹ càng giúp luật sư tư vấn gây được ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng. Ấn tượng đầu tiên này tuy nhỏ nhưng laijcos sức ảnh hưởng lớn trong quá trình làm việc với khách hàng. Khách hàng sẽ có thiện cảm, người luật sư đó được khách hàng tin tưởng hơn. Bên cạnh đó, trang phục còn thể hiện được cá tính của luật sư, chẳng hạn như bề ngoài chững chạc, phù  hợp với tính chất công việc mà luật sư phụ trách hay thể hiện sự năng động, sáng tạo, linh hoạt khi giải quyết công việc. Những điểm này góp một phần không nhỏ vào sự thành công của luật sư trong quá trình hành nghề.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.22221 sec| 953.922 kb