Các loại hình nhà nước

22/02/2023
Địa vị của nô lệ không đến nỗi thấp kém như ở các nước phương Tây, nô lệ có thể có gia đình riêng, có khi còn được coi như thành viên trong gia đình. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội là thành viên công xã nông thôn, họ là những người tự do, được công xã định kì chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước Mặc dù có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, không thể phủ nhận được ý nghĩa lịch sử của nhà nước chủ nô. Dù sao, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô cũng là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các xã hội sau này.

I- NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ.

Ở phương Tây, quá trình biến đổi của xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nô diễn ra tương đối nhanh chóng, sở hữu tư nhân phát triển mạnh mẽ, mâu thuẫn giai cấp rất gay gắt. Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, bên cạnh đó là lực lượng dân tự do (giới bình dân). Nô lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết. Cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước chủ nô là nhân tố quyết định bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức nhà nước cũng như quá trình tồn tại, phát triển của nhà nước chủ nô.

Hiện nay, quan điếm về sự phân chia kiểu đối với các nhà nước phương Đông chưa có sự thống nhất. Ngay cả thời điểm khởi đầu và thời điểm kết thúc của kiểu nhà nước đầu tiên ở khu vực này hiện cũng còn tranh luận. Các nhà nước phương Đông xuất hiện tương đối sớm so với các nhà nước phương Tây, trong điều kiện lực lượng sản xuất còn tương đối thấp kém, quá trình biến đổi của xã hội dẫn tới việc hình thành nhà nước khá chậm chạp và kéo dài. Nhà nước xuất hiện nhưng công xã nông thôn (công xã láng giềng), tàn tích của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại. Trong một thời gian dài, nhà nước tồn tại và phát triển trên cơ sở đan xen giữa chế độ công hữu còn điều kiện để phát triển khá vững chắc với chế độ tư hữu mới hình thành, chưa phát triển lắm. Quan hệ sản xuất chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa nhà nước với thành viên công xã nông thôn. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất nhung kẻ trực tiếp chiếm hữu ruộng đất là các công xã nông thôn, công xã thay mặt cho nhà nước quản lí ruộng đất và chia cho thành viên trong công xã canh tác để nộp thuế cho nhà nước. Ở những nước này, số lượng nô lệ không nhiều, vai trò của nô lệ trong nền kinh tế nhìn chung khá hạn chế, nô lệ chủ yếu để hầu hạ phục dịch trong các gia đình quý tộc, quan lại hoặc thực hiện những công việc chung của công xã và nhà nước. Địa vị của nô lệ không đến nỗi thấp kém như ở các nước phương Tây, nô lệ có thể có gia đình riêng, có khi còn được coi như thành viên trong gia đình. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội là thành viên công xã nông thôn, họ là những người tự do, được công xã định kì chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Như vậy, mặc dù có thể xếp vào cùng một kiểu, nhưng các nhà nước ở phương Đông và phương Tây có khá nhiều điểm khác biệt. Có thể nói, chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông nhìn chung chưa phát triển và mang nhiều đặc trưng của chế độ nô lệ gia trưởng.

Mặc dù có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, không thể phủ nhận được ý nghĩa lịch sử của nhà nước chủ nô. Dù sao, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô cũng là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các xã hội sau này. Đúng như Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Không có chế độ nô lệ thì không có quôc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có Đe chế La Mã. Mà không có cải cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đe chế La Mã thì không cỏ châu Ẵu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chỉnh trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giong như nó được tất cả mọi người thừa nhận".

Trong suốt hàng nghìn năm tồn tại, các nhà nước chủ nô luôn tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên, chinh phạt, thôn tính lẫn nhau dẫn đến nhiều nhà nước bị xoá bỏ, thay vào đó là sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Tuy nhiên, nhà nước chủ nô tồn tại và phát triển trong điều kiện đối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ cho nên nhất định nó phải bị diệt vong, nhường chỗ cho một kiểu nhà nước mới từng bước hình thành, nhà nước phong kiến.

II- NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN.

Nhà nước phong kiến là bước phát triển cao hơn so với nhà nước chủ nô. Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên sự xuất hiện của nhà nước phong kiến trên thế giới không giống nhau. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề, do vậy, đấu tranh giai cấp trong xã hội thường xuyên xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể, đẩy người nông dân vào những “đêm trường trung cổ”.

Ở phưong Đông, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và không có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở khu vực này. Ở những nước này, nhìn chung, quá trình phong kiến hoá xã hội diễn ra chậm chạp, ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không rõ ràng vì không có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất giữa hai thời kì. Chính vì vậy, quan niệm về sự ra đời các nhà nước phong kiến phương Đông chỉ mang tính ước lệ: dựa vào những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của mỗi quốc gia. Xu hướng chung ở các nước phương Đông là trong thời kì đầu chủ yếu bao gồm quan hệ sản xuất giữa nhà nước với nông dân, về sau quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân của địa chủ, phong kiến về đất đai mới hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong xã hội phương Đông, một bộ phận nông dân có ruộng đất thuộc sở hữu riêng, tự canh tác trên phần ruộng đất đó và nộp thuế cho nhà nước, bên cạnh đó là những nông dân không có ruộng đất phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phong kiến và nộp địa tô. Nhìn chung, nông dân chỉ phụ thuộc vào địa chủ về mặt kinh tế, tuy nhiên họ bị địa chủ, phong kiến bóc lột nặng nề, mâu thuẫn xã hội vì thế cũng hết sức sâu sắc.

Cũng như nhà nước chủ nô, các nhà nước phong kiến thường xuyên phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn nhau, dẫn đến sự suy vong của một số nhà nước và sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Ở nhiều nước, quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước phong kiến luôn gắn liền chế độ trung ương tập quyền, ở nhiều nuớc khác, nhà nước phong kiến đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, ban đầu là chế độ phân quyền cát cứ, về sau chế độ trung ương tập quyền mới được thiết lập. Ớ những nước này, chính sách phân phong ruộng đất là nguồn gốc của sự phân chia đẳng cấp cũng như tạo ra các lãnh chúa lớn, nhỏ trong xã hội, dần dần thế lực của các lãnh chúa ngày càng lớn mạnh, trở thành những ông “vua con” ở địa phương, không chịu phục tùng chính quyền trung ương, dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài trong nhiều thế kỉ. về sau, dưới tác động của nhiều nguyên nhân, tình hạng phân quyền cát cứ từng bước được xoá bỏ, đất nước thống nhất, nền chính trị trung ương tập quyền được thiết lập, tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn suy vong của nhà nước phong kiến. 

Qua hàng nghìn năm tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi thời, mâu thuẫn xã hội gia tăng, trong xã hội dần dần hình thành kiểu quan hệ sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới. Chính vì vậy, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà nước phong kiến bị thay thế bởi kiểu nhà nước tư sản.

III- NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.

Vào khoảng cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, trong lòng xã hội phong kiến phương Tây đang diễn ra quá trình tư bản hoá. Trong xã hội, một kiểu quan hệ sản xuất mới đang từng bước hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với việc hình thành quan hệ sản xuất mới thì trong xã hội cũng hình thành những giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Sản xuất ngày càng phát triển, địa vị kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng được nâng cao, nhưng quyền lực chính trị vẫn do giai cấp địa chủ, phong kiến nắm giữ. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc. Để bảo vệ địa vị kinh tế của mình, giai cấp tư sản tìm cách chiếm vũ đài chính trị, giành chính quyền về tay giai cấp mình. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các nước khác nhau, nên sự ra đời của nhà nước tư sản ở mỗi nước là không giống nhau. Trên thế giới có ba con đường dẫn đến sự ra đời của nhà nước tư sản:

  • Một là, sự ra đời của các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cách mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang như Hà Lan, Anh, Pháp...

  • Hai là, sự ra đời các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cải cách xã hội như ở Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản... ở những nước này, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ giai cấp phong kiến vì vậy có sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến, xã hội được cải cách từng bước theo hướng tư bản hoá, chính quyền nhà nước dần dần chuyển vào tay giai cấp tư sản.

  • Ba là, sự ra đời các nhà nước tư sản ở châu Mỹ, châu úc như Mỹ, Ca Na Đa, úc... Ở những khu vực này, giai cấp tư sản được hình thành từ những người châu Âu di cư, họ dùng vũ lực lấn át và tiêu diệt thổ dân bản xứ còn đang trong chế độ thị tộc, bộ lạc, thiết lập nên chính quyền nhà nước tư sản.

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê. Dưới chế độ tư bản, tư liệu sản xuất khá đa dạng, bao gồm nhà máy, công trường, hầm mỏ, đồn điền, tiền... đều thuộc sở hữu của các nhà tư bản. Người công nhân không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để kiếm sống. Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lóp trong xã hội mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản đã phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc thù riêng. Có thể phân chia sự phát triển của nhà nước tư sản gắn với ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản như sau:

  • Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (từ đầu đến cuối thế kỉ XIX).

  • Giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản độc quyền, lững đoạn (từ cuối thế kỉ XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai).

  • Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ những năm 1970 trở lại đây).

Cho đến nay, nhà nước tư sản đã trải qua quá trình tồn tại và phát triển mấy trăm năm. Trong quá trình đó, hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa đã có sự thay đổi, ban đầu chủ yếu là sở hữu của các nhà tư bản riêng lẻ, các gia đình tư bản, một nhóm tư bản hoặc một hiệp hội cổ đông, về sau, các nhà tư bản liên kết với nhau, hình thành các tập đoàn tư bản, các công ti đa quốc gia, liên quốc gia, bên cạnh đó còn có hình thức sở hữu tư bản nhà nước. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, kết cấu và địa vị của các giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng có những biến đối. Khi mới xuất hiện, giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ trong xã hội, về sau chúng ngày càng bộc lộ rõ tính chất phản động, thông qua nhà nước, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp vô sản. Ngày nay, giai cấp tư sản có nhiều biến đổi theo hướng quan tâm, chăm lo nhiều hon cho người lao động. Trong xã hội diễn ra quá trình cổ phần hoá, tư nhân hoá một cách rộng khắp, một bộ phận người lao động trở thành cổ đông, đồng sở hữu chủ trong các công ty tư bản. Chính vì vậy, đời sống người lao động được cải thiện đáng kể, tầng lófp nghèo khổ chỉ còn là thiểu số, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Một bộ phận công nhân nắm giữ số lượng cổ phiếu nhất định trong các công ti, một bộ phận là những người có tay nghề cao, các chuyên gia kĩ thuật... được hưởng lương cao, được hưởng nhiều ưu đãi, biến thành tầng lớp công nhân thượng lưu, bộ phận này dễ thoả hiệp với giai cấp tư sản.

Có thể nói, nhà nước tư sản đang tự hoàn thiện để thích nghi với điều kiện mới. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ giai cấp tư sản, nhà nước tư sản dần dần trở thành công cụ tổ chức và quản lí có hiệu quả các mặt của đời sống xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của con người, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, dù phát triển đến giai đoạn nào, dù cổ gắng cải biến đến đâu, nhà nước tư sản vẫn còn rất nhiều hạn chế, chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn còn đầy rẫy những bất công. Theo báo cáo Global Wealth của Cresit Suisse, một phần trăm những người giàu có nhất thế giới hiện đang sở hữu tới một nửa khối tài sản toàn cầu, cùng với đó khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo lại tăng lên. Chính vì vậy, theo quy luật phát triển của xã hội, nhà nước tư sản phải bị thay thế bởi kiểu nhà nựớc mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thực tiễn cho thấy, chưa có những dấu hiệu chứng tỏ sự sụp đổ của nhà nước tư sản trong một sớm một chiều. Điều này C. Mác đã khẳng định: “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tẩt cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hon, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thăn xã hội cũ”.

IV- NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời sản, nhà nước tư sản dần dần trở thành công cụ tổ chức và quản lí có hiệu quả các mặt của đời sống xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của con người, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, dù phát triển đến giai đoạn nào, dù cố gắng cải biến đến đâu, nhà nước tư sản vẫn còn rất nhiều hạn chế, chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn còn đầy rẫy những bất công. Theo báo cáo Global Wealth của Cresit Suisse, một phần trăm những người giàu có nhất thế giới hiện đang sở hữu tới một nửa khối tài sản toàn cầu, cùng với đó khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo lại tăng lên.1 Chính vì vậy, theo quy luật phát triển của xã hội, nhà nước tư sản phải bị thay thế bởi kiểu nhà nựớc mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thực tiễn cho thấy, chưa có những dấu hiệu chứng tỏ sự sụp đổ của nhà nước tư sản trong một sớm một chiều. Điều này c. Mác đã khẳng định: “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tẩt cả những lực lượng sản xuẩt mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hon, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, một xã hội mới ra đời bao giờ cũng được thai nghén từ trong lòng xã hội cũ, trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nội tại khách quan của xã hội. Khi mâu thuẫn xã hội lên tới đỉnh điểm, cách mạng xã hội nổ ra là tất yếu. Thắng lợi của cách mạng đưa tới việc xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước kiểu mới. Thực tế đã chứng minh luận điểm đó.

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản dần chuyến thành chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên trầm trọng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao. Cùng với nó, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản cũng ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Nỗi cùng khổ quẫn bách của giai cấp vô sản trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, ý thức giác ngộ chính trị của họ ngày càng được nâng cao, trước đó họ phải nhẫn nhục chịu để cho giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhưng đến “thời kì bão táp” họ đã bị đẩy đến chỗ phải có hành động lịch sử. Tất cả những yếu tố đó là những tiền đề cho một cuộc cách mạng xã hội có thể nổ ra. Trong hoàn cảnh đó, các chính đảng, đội tiên phong chiến đấu của giai cấp vô sản được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, trên cơ sở nhận thức rõ tình thế và thời cơ cách mạng, nắm vững quan điểm về bạo lực cách mạng, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đưa đến việc thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Ở những nước này, yếu tố dân tộc và thời đại có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của nhân dân lao động. Khi xuất hiện những tiền đề kinh tế xã hội ở trong nước, cùng với sự tác động của yếu tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động nổ ra và thắng lợi, xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước của nhân dân lao động.

Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, chế độ công hữu không phải là phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, công hữu về tư liệu sản xuất phải được coi là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội. Quá trình công hữu hoá tư liệu sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất vói lực lượng sản xuất.

Cơ sở xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lóp trí thức. Trong thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ mới chỉ bị lật đổ khỏi địa vị cầm quyền, vẫn còn nuôi dưỡng âm mưu chống đối nhân dân lao động một cách quyết liệt. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kì cách mạng mới thành công còn hết sức gay gắt. Dần dần, khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng chứng tỏ sức sống và sự thắng lợi của mình, giai cấp thống trị cũ ngày càng được giáo dục, cải tạo, chúng sẽ dần từ bỏ âm mưu chống đối, đối kháng giai cấp vì thế giảm dần từng bước. Khi đó, trong xã hội vẫn còn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích không hoàn toàn giống nhau nhưng không đối lập nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.

Các nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã tồn tại như một hệ thống trong thế kỉ XX, có khả năng đối trọng mạnh mẽ với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, hàng loạt các nước khác trên thế giới cũng định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa như Angola, Mozambic, Nicaragoa, Lào, Mông cổ... Do mắc phải những hạn chế sai lầm về nhiều mặt nên cuối thế kỉ XX, Liên Xô và các nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra hoài nghi về quy luật phát triển xã hội mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác - Lênin mà “đó là sụp đổ của một mô hình lỗi thời được phổ biến ở nhiều nước tới mức đồng dạng” mà những nước này lựa chọn. Công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc, Việt Nam thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đã là một thực tiễn sinh động để khẳng định: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước đều có hai vẩn đề: Một là, nhận thức đúng đắn những nguyên lỉ cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Hai là, vận dụng sáng tạo những nguyên lí đó vào tình hình cụ thế của nước mình ”.

Mặc dù “hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng tự điều hoà để làm dịu đi những mâu thuẫn nội tại và còn dựa được vào nguồn của cải đồ sộ bóc lột từ mẩy thế kỉ nay để tiếp tục làm giàu và tiếp tục đưa vào cơ thể những kích thích tố giúp nó vượt qua những cơn khủng hoảng”. Song, nhìn lại xã hội loài người từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, một điều dễ nhận thấy, lịch sử phát triển xã hội gắn liền với quá trình xã hội hoá tư liệu sản xuất và đấu tranh để giải phóng con người. Chính vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng, loài người nhất định sẽ phát triển đến một giai đoạn mà tư liệu sản xuất xã hội sẽ hoàn toàn thuộc sở hữu chung của toàn xã hội, khi đó sẽ không còn áp bức bất công, không còn tình trạng người này chiếm đoạt thành quả lao động của người khác. Cách mạng là con đường đạt tới xã hội đó, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, “tình thế cách mạng với tỉnh cách là nguyên nhân trực tiếp của sự bùng nổ cách mạng không thể là một sơ đồ cứng nhắc mà nó đang diễn ra dưới những hình thái mới, đa dạng và phong phú. Càng không thể quan niệm “nỗi cùng khổ và quẫn bách của giai cấp bị áp bức ” trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn phát triển như trước đầy và coi đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành ỷ thức cách mạng của giai cấp công nhân hiện đại”. “Đến nay, lịch sử vẫn đang tìm kiếm những hình thức cách mạng xã hội chủ nghĩa trong các nước tư bản phát triển cao".

Luật sư: Nguyễn Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý luận chung về NN&PL - Đại Học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Các loại hình nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.99243 sec| 1022.563 kb