Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa

09/03/2023
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển

1- Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận ; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.

“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”

2- Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

(i) Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển tài sản như:

Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trường hợp cụ thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Cũng giống như mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển nhận được thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (như hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận.

Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.

(ii) Đặc điểm riêng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa so với hợp đồng vận chuyển tài sản:

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.

Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau: Căn cứ vào phương tiện vận chuyển (vận chuyển đường sắt, đường hàng không,…); căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ (vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phương tiện trên từng đoạn hành trình…)

3- Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa:

Tình huống dẫn đến hợp đồng: Công ty cổ phần Tập đoàn Phan Thị cần vận chuyển hàng đông lạnh gồm hoa quả tươi và hải sản tươi sống. Sau khi tìm hiểu kĩ càng các Doanh nghiệp có kinh nghiệm vận chuyển loại hàng hóa trên, thì tập đoàn quyết địnhh liên hệ và ký kết hợp tác với Công ty TNHH Victory Airline. Là một tập đoàn có hơn 10 năm kinh nghiệm vận chuyển hàng đông lạnh lên các cửa khẩu biên giới phía Bắc, để xuất hàng sang Trung Quốc.

Sau khi bàn bạc, thảo thuận với nhau, hai bên đã ký kết hợp đồng BOT như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA

(Số: ....................../HĐVCHH)

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13;

Căn cứ luật thương mại số 36/2005/QH 11;

 Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.;

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ... … , Tại tòa nhà Liễu Giai tower, số 6, phố Liễu Giai, Hà Nội

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ HÀNG (BÊN A): Công ty cổ phần Tập đoàn Phan Thị

Địa chỉ: Tổ 4, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0941931686

Fax:

Mã số thuế:

Tài khoản số:

Do ông (bà): Phan Hoàng Long

Chức vụ: Phó Chủ Tịch điều hành làm đại diện.

BÊN VẬN CHUYÊN (BÊN B): Công ty TNHH Victory Airline

Địa chỉ: Tổ 8, Mai Dịch, Cầu Giay, Hà Nội

Điện thoại: 0914719596

Fax:

Mã số thuế:

Tài khoản số:

Do ông (bà): Nguyễn Xuân Thịnh

Chức vụ: Phó Giam Đốc phòng Dự Án làm đại diện.

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN

1.1. Tên hàng : Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:

1.2. Tính chất hàng hóa:

Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:

a) 2 tấn hoa quả gồm thanh long và dưa hấu; 1 tấn hải sản gồm tôm hùm và cua hoàng đế hàng cần giữ tươi sống

b) 2 tấn hoa quả gồm thanh long và dưa hấu; 1 tấn hải sản gồm tôm hùm và cua hoàng đế hàng cần bảo quản không để biến chất

1.3. Đơn vị tính đơn giá cước: đồng (VNĐ)

ĐIỀU 2: ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG VÀ GIAO HÀNG

2.1. Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) Cảng cạn (ICD) Long Biên do bên A giao.

2.2. Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm Cảng cạn (ICD) Yên Viên

ĐIỀU 3: ĐỊNH LỊCH THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG

STT

Tên hàng

Nhận hàng

Giao hàng

Ghi chú

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

1

hoa quả tươi gồm thanh long và dưa hấu

2 tấn

Cảng cạn (ICD) Long Biên

9h00, ngày 07/03/2023

2 tấn

Cảng cạn (ICD) Yên Viên

9h00, ngày 09/03/2023

 

2

hải sản tươi sống gồm tôm hùm và cua hoàng đế

1 tấn

Cảng cạn (ICD) Long Biên

9h00, ngày 07/03/2023

1 tấn

Cảng cạn (ICD) Yên Viên

9h00, ngày 09/03/2023

 

ĐIỀU 4: PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

4.1. Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện

Phải có những khả năng cần thiết như :

- Tốc độ phải đạt 90 km/ giờ.

- Số lượng phương tiện là: 3 xe

4.2. Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: 2 ngày

4.3. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

4.4. Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là 10.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười triệu đồng )

4.5. Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: 15 phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 15 Phút, có quyền nhờ Ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến và cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.

4.6. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền yêu cầu bên A phải chịu phạt 10 % giá trị tổng cước phí.

4.7. Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: 5.000.000 đồng/ giờ.

ĐIỀU 5: GIẤY TỜ CHO VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

5.1. Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước 6 giờ đồng hồ so với thời điểm giao hàng.

Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

5.2. Các giấy tờ khác nếu có.

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA

6.1. Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:

Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:

- Theo container.

6.2. Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức:

Bên B sẽ đưa phương tiện đến kho do bên A chỉ định để nhận hàng.

Kiểm đếm số lượng thực tế tại các kho của bên A, và kiểm đếm theo đầu kiện.

ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM XẾP DỠ HÀNG HÓA

7.1. Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa.

Chú ý:

- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do bên A chịu.

- Trong trường hợp bên A phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

7.2. Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là 2 giờ.

Lưu ý : Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B 6 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là 1.000.000 đồng/giờ (tấn).

ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT HAO HỤT HÀNG HÓA

- Nếu hao hụt theo quy định dưới mức 5 % tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường.

- Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).

ĐIỀU 9: NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG HÓA (Nếu có)

9.1. Bên A cử 1 người theo phương tiện để áp tải hàng.

Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:

- Hàng tươi sống đi đường phải ướp;

9.2. Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.

9.3. Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên A thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.

ĐIỀU 10: THANH TOÁN PHÍ VẬN TẢI

10.1. Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:

- Loại hàng thứ nhất là: 1.000.000.000 Đồng.

- Loại hàng thứ hai là: 1.000.000.000 đồng.

Tổng cộng cước phí chính là: 2.000.000.000  đồng.

10.2. Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm:

- Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là 1.000.000 đồng/ km.

- Chi phí chuyển tải là 10.000.000 đồng.

- Phí tổn vật dụng chèn lót là 5.000.000  đồng.

- Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là  đồng.

- Lệ phí bến đổ phương tiện là 10.000.000  đồng.

- Kê khai trị giá hàng hóa 10.000.000   đồng.

10.3. Tổng cộng cước phí bằng số: 2.036.000.000(Bằng chữ:2 tỷ không trăm ba mươi sáu triệu đồng)

10.4. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau:

Bên A sẽ thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt kể từ ngày bên A nhận được hóa đơn GTGT.

ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

11.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

a) Nghĩa vụ của bên A:

- Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;

- Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.

- Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

- Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ như đã thỏa thuận và các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp cần thiết cho việc vận chuyển trong nước cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ về tính pháp lý và hợp lệ của hàng hóa; không vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ xuất xứ và vi phạm pháp luật.

- Thông báo cho bên B biết bằng lệnh vận chuyển với đầy đủ thông tin trước ít nhất 24h khi có nhu cầu vận chuyển (trước 18h – 18h30 chiều cho ngày hôm sau).

- Chịu trách nhiệm bốc xếp và sắp xếp hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật của chủ hàng tại nơi nhận và giao hàng.

b) Quyền của bên A:

- Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;

- Trực tiếp h