Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần có phải ‘to’ nhất?

07/06/2023
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

1- Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai?

Chủ tịch Hội đồng quản trị (tiếng Anh: Chairman of the board, viết tắt: COB) là người nắm giữ khá nhiều quyền lực và quyền hạn trong công ty, cũng là người lãnh đạo các nhân viên và giám đốc công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đóng vai trò là một liên kết giữa Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao nhằm đảm bảo nhiệm vụ của công ty đối với các cổ đông sẽ được thực thi. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo luật của công ty cổ phần, được bầu từ một trong các thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch.

2- Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị là quyền hạn cá nhân không đồng nhất với quyền hạn của Hội đồng quản trị là quyền của tập thể. Theo đó, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký các nghị quyết của Hội đồng quản trị sẽ ghi cụm từ “Thay mặt” vào trước cụm từ: Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Một là, lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

Hai là, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

Ba là, tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

Bốn là, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

Năm là, chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

Sáu là, quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

(Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2020)

Khi Chủ tịch Hội đồng quản trị “vắng mặt” hoặc “không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình” ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. 

Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quy định của Hội đồng quản trị.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Chủ tịch Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần có phải ‘to’ nhất? 

 Trên góc độ quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người cao cấp nhất của Công ty, với bốn vai trò cơ bản:

Một là, truyền thông ‘Cornrnunicate’, kết nối, truyền thông công ty ra bên ngoài;

Hai là, ra quyết định ‘Decision Maker’, chủ trì quyết định chính sách và chiến lược;

Ba là, lãnh đạo ‘Leader’: tạo động lực và thúc đẩy đội ngữ cán bộ chủ chốt;

Bốn là, quản trị ‘manager’: chịu trách nhiệm về hoạt động thường xuyên của công ty.

Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ yếu tập trung vào vai trò lãnh đạo, truyền thông và ra quyết định. Chức năng quản trị được thể hiện theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Trong một số giai đoạn đầu hoặc giai đoạn khủng hoảng, khó khăn của công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị thể hiện vai trò quản trị nhiều hơn. Ngược lại, trong đa phần thời gian vai trò quản trị được chuyển xuống cho ban điều hành.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận các nhiệm vụ của người đứng đầu công ty và là người đồng hành cùng với Giám đốc điều hành để thực hiện chiến lược và kế hoạch của công ty. Là đầu tàu xây dựng và phát triển văn hóa của công ty, phát triển phong cách lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo độ ngũ quản lý chủ chốt.

Trong thời gian qua luôn có những quan xoay quanh vai trò thật sự của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm dẫn dắt Hội đồng quản trị, đảm bảo tính hiệu quả của Hội đồng quản trị ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động.

Chủ tịch Hội đồng quản trị đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên Hội đồng quản trị một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Ban điều hành.

Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên Hội đồng quản trị điều hành và thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Khác với Giám đốc là người điều hành kinh doanh dưới sự ủy quyền của Hội đồng quản trị trong việc thực hiện các chính sách và chiến lược, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người dẫn dắt Hội đồng quản trị xây đựng chiến lược và hoạch định các chính sách đó. Chính vì vậy, việc tách biệt hai vai trò Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị thường được khuyến khích.

Chủ tịch là người động viên, hỗ trợ Giám đốc và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch đã vạch ra nhằm thỏa mãn các cổ đông. Hiển nhiên công việc của Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng bao gồm công tác giám sát và phản biện nhưng theo chiều hướng tích cực chứ không phải là tạo ra những rào cản.

Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị là đảm bảo rằng, Hội đồng quản trị thể hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở Hội đồng quản trị. Do đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp Hội đồng quản trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nguồn lực mà Chủ tịch Hội đồng quản trị nắm giữ và phải tận dụng tốt, đó là thời gian và tài năng của các thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị dù thực ra là không “to” nhưng đóng vai trò trung tâm, làm việc với và thông qua Giám đốc tác động đến công ty thể hiện sự liên hệ, nhưng không tác động trực tiếp vào hoạt động bình thường của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên Hội đồng quản trị và tránh cạnh tranh với Giám đốc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần có phải ‘to’ nhất?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.30594 sec| 974.813 kb