Chứng cứ trong tố tụng dân sự

15/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được thể hiện dưới những hình thức nhất định do toà án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Do vậy, nếu hiểu theo nghĩa chung, chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó đế toà án giải quyết vụ việc dân sự. Tuy vậy, hoạt động tố tụng cung cấp, giao nộp, xem xét, đánh giá và sử dụng chứng cứ thường bị chi phối bởi rất nhiều yểu tố khác nhau. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn thì các hoạt động tố tụng này phải được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ. Từ đó, có thể định nghĩa chứng cứ như sau: Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định được toà án dùng làm căn cứ đê giải quyết vụ việc dân sự.

1- Khái niệm chứng cứ

Trong các vụ việc dân sự được toà án giải quyết, có rất nhiều tình tiết, sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó. Những tình tiết, sự kiện này thường xảy ra trước khi có đơn kiện đến toà án nhưng để giải quyết được vụ việc dân sự vẫn phải làm rõ chúng. Trong mối liên quan chung và qua lại giữa các tình tiết, sự kiện, không tình tiết, sự kiện nào xảy ra trên thực tể lại không có mối quan hệ với các tình tiết, sự kiện khác; không tình tiết, sự kiện nào xảy ra lại không để lại tin tức, dấu vết.

Tin tức, dấu vết của một tình tiết, sự kiện có thể được ghi lại trong trí nhớ của những người trực tiếp chứng kiến tình tiết, sự kiện hoặc để lại dấu vết trên các tài liệu, đồ vật. Do vậy, mặc dù chúng đã xảy ra trước khi có đơn kiện đến toà án người ta vẫn có thể biết được về chúng. Để xác định được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, toà án phải nghe lời trình bày của đương sự, người làm chứng là những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự kiện và xem xét các tài liệu, đồ vật có chứa đựng các tin tức, dấu vết sự kiện.

Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được thể hiện dưới những hình thức nhất định do toà án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Do vậy, nếu hiểu theo nghĩa chung, chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó đế toà án giải quyết vụ việc dân sự.

Tuy vậy, hoạt động tố tụng cung cấp, giao nộp, xem xét, đánh giá và sử dụng chứng cứ thường bị chi phối bởi rất nhiều yểu tố khác nhau. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn thì các hoạt động tố tụng này phải được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ. Từ đó, có thể định nghĩa chứng cứ như sau:

Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định được toà án dùng làm căn cứ đê giải quyết vụ việc dân sự.

Chứng cứ có thể là những tin tức, dấu vết liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được toà án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Song để mọi người có thể nhận thức được thì chúng phải được ghi lại, phản ánh lại dưới những hình thức cụ thể như bản hợp đồng, bản di chúc, băng ghi âm, ghi hình. Từ điều này, trên thực tế thường có cách hiểu chứng cứ trong các vụ việc dân sự là những phương tiện phàn ánh lại chúng như bản họp đồng, bản di chúc đó, băng ghi âm, ghi hình đó...

Như vậy, ở đây đã coi là chứng cứ cả những sự kiện dựa vào đó toà án xác định các tình tiết của vụ việc dân sự và những phương tiện phục vụ cho việc xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Nghĩa là chứng cứ bao gồm cả sự kiện có thật và phương tiện của chứng minh. Nhưng nếu suy cho cùng, những phương tiện đó chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của chứng cứ. Để giải quyết được vụ việc dân sự, toà án phải căn cứ vào những “tin tức”, “dấu vết” về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được phản ánh trong các phương tiện đó nên nó mới là chứng cứ.

Trên thực tế, thuật ngữ chứng cứ và bằng chứng được sử dụng như nhau nhưng thực chất chúng là các khái niệm khác nhau. Chứng cứ được dùng làm căn cứ để toà án xác định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự đúng hay không. Trong khi đó, bằng chứng là cái mà các chủ thể đưa ra dùng để chứng tỏ yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là đúng. Thực ra, bằng chứng là phương tiện để các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự dựa vào để chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của họ. Tuy vậy, toà án cũng có thể sử dụng những tin tức được phản ánh trong các bằng chứng để giải quyết vụ việc dân sự nếu đã kiểm tra được tính xác thực của nó.

Hiện nay, định nghĩa về chứng cứ cũng được quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tố chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho toà án trong quá trình tô tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trĩnh tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được toà án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp." Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản, quy định này đã phản ánh được tương đổi đầy đủ bản chất của chứng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các thuộc tính của chứng cứ

Chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng là phạm trù pháp lí khá phức tạp. Tuy vậy, như các sự vật, sự việc khác con người vẫn có thể nhận thức được thông qua các thuộc tính của nó. Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Các thuộc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.

Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự. Theo lí luận về nhận thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan. Những cái có được là do sự tưởng tượng, hư cấu không bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và không thể làm cơ sở của nhận thức.

Tính khách quan của chửng cứ thể hiện ở chỗ chứng cử phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng.

Xác định được tính khách quan của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Căn cứ vào tính khách quan của chứng cứ, toà án loại bỏ đưọc những cái không có thật, không sử dụng để giải quyết vụ việc dân sụ bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn.

Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được toà án dựa vào để giải quyết vụ việc dân sự. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định. Nhờ chứng cử mà toà án có thể công nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân sự hoặc đưa ra tin tức về nó.

Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự. Thông qua nó toà án có thể khẳng định ngay được có hay không tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, chứng cứ còn bao gồm cả những tin tức liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự. Tuy vậy, nhờ chúng toà án vẫn có khả năng đưa ra những kết luận nhất định về vụ việc dân sự đang giải quyết.

Ví dụ: Trong tranh chấp xác định cha cho con, bị đơn chỉ ra rằng mình không có quan hệ với mẹ đứa trẻ vào thời gian có thể thụ thai vì ở địa điểm khác. Để chứng minh điều này bị đơn xuất trình giấy công tác, vé xe, hoá đơn thanh toán tiền nghỉ khách sạn, chỉ ra người biết được mình ở địa điểm khác vào thời gian mẹ đứa trẻ có thể thụ thai. Sự kiện bị đơn ở địa điểm khác không phải là sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các đương sự trực tiểp liên quan đến. Tuy vậy, nếu những bằng chứng bị đơn đưa ra là có thực thì sẽ giúp cho toà án kết luận được bị đơn không phải là cha của đứa trẻ. Những sự kiện này tuy có tính chất trung gian, gián tiếp liên quan đến vụ việc dân sự được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự nên cũng được coi là chứng cứ. Như vậy, tính liên quan của chứng cứ được thể hiện ở cả hai mặt là liên quan trực tiếp và liên quan gián tiếp, tức là qua một khâu trung gian.

Căn cứ vào tính liên quan của chứng cứ, trong quá trinh giải quyết vụ việc, toà án có thể loại bỏ được những cái không có liên quan đến vụ việc dân sự. Từ đó, không phải xác minh làm rõ chúng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.

Chứng cứ có tính hợp pháp, bởi việc giải quyết vụ việc dân sự không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Quá trình này lại rất phức tạp, pháp luật phải quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến chúng thì mới có thể làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng với bản chất của nó.

Tính hợp pháp của chứng cứ yêu cầu chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ. Đối với những gì không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy, chứng cứ có ba thuộc tính cơ bản. Căn cứ vào các thuộc tính này, trong quá trình chứng minh, toà án và các chủ thể khác sẽ xác định những gì được coi là chứng cứ. Chỉ những cái có đủ ba thuộc tính đó mới được sử dụng với tư cách là chứng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

3- Phân loại chứng cứ

Trên thực tế, chứng cứ thường được phân chia thành các loại khác nhau. Có nhiều cách phân loại chứng cứ, như căn cứ vào nguồn chứng cứ, cách thức tạo thành chứng cứ, hình thức tồn tại của chứng cử, mối liên hệ giữa chứng cứ với các tình tiết, sự kiện cần chứng minh của vụ việc dân sự, giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự... Tuỳ theo từng cách phân loại, chứng cứ có thể được gọi dưới những tên khác nhau như chứng cứ gốc, chứng cứ thuật lại; chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp; chứng cứ viết, chứng cứ miệng; chứng cử khẳng định, chửng cứ phủ định.

Chúng cứ qua phân loại được gọi dưới những tên khác nhau. Tuy vậy, việc phân loại chứng cứ không làm thay đổi giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc phân loại chứng cứ chủ yếu có ý nghĩa đổi với việc nghiên cứu và đưa ra những quy định về chứng cứ. Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa đối với việc sử dụng chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự. Chẳng hạn, nếu có chứng cứ thuật lại thì phải có chứng cứ gốc, đối với chứng cứ gián tiếp thì khi sử dụng phải kết hợp cùng chứng cứ khác. Từ việc phân loại chứng cứ, toà án có thể xác định được phạm VÌ những chứng cứ, tài liệu cần phải thu thập, xác định được yêu cầu sử dụng đối với chứng cứ cụ thể... bảo đảm việc giải quyết đúng vụ việc dân sự.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Nguồn chứng cứ

Một trong những vấn đề khá quan trọng về chửng cứ là nguồn chứng cứ. Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ.

Nguồn chứng cứ bao gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Như vậy, nguồn chứng cứ có hai loại chủ yếu là người, vật và tài. liệu. Việc phân biệt các nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị chứng minh của mỗi loại chứng cứ.

Thông thường, các chứng cứ được rút ra từ các vật, tài liệu thì việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng không mấy phức tạp vì chúng ít bị chi phổi bởi ngoại cảnh. Đối với những chửng cứ được rút ra từ con người như đương sự, người làm chửng việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng rất phức tạp. Nét chung nhất của con người với nghĩa là nguồn chứng cứ bị chi phối rất lớn bởi yểu tố lợi ích, tâm ỉí, khả năng nhận thức, nhớ và phản ánh lại những gì họ thấy, sự quan tâm của họ đối với sự kiện... Tẩt cả những yếu tố này đều phải tính đến khi nghiên cứu, đánh giá và sử dụng các chứng cứ được rút ra từ đương sự, người làm chứng.

Nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là hai khái niệm khác nhau. Tuy vậy, trên thực tế chúng thường được hiểu là một. Bởi, trong một số trường hợp, các phương tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức về vụ việc dân sự như vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ... tức cũng ỉà nguồn chứng cứ. Việc phân biệt nguồn chứng cứ với phương tiện chứng minh chẳng qua là do nhìn chúng trên những phương diện, góc độ khác nhau như là nơi rút ra chứng cứ hay là công cụ được sử dụng để xác định các tình tiểt của vụ việc dân sự.

Nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo các quy định này thì nguồn chửng cứ bao gồm: các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; các vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lí do người có chức năng lập; vãn bản công chứng, chứng thực và các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì chứng cứ được xác định trên cơ sở các nguồn chứng cứ này như sau:

- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cẩp, xác nhận;

- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó;

- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;

- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;

- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bàng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng ỉời tại phiên toà;

- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp ỉí do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lí được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Xét trên phương diện lí luận thì không thể coi tất cả những thứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đều là nguồn chứng cứ vì không phải từ tất cả chúng đều rút ra được các chứng cứ. Mặt khác, để xác định được chứng cứ thì toà án và các chủ thể chứng minh khác cũng phải sử dụng một sổ phương tiện quy định trong Điều luật này. Ví dụ: Để xác định dấu vết trên phương tiện giao thông có phải là chửng cứ của vụ tai nạn giao thông để lại không thì phải sử dụng kết luận giám định. Trong trường hợp này, kết luận giám định là phương tiện được sử dụng để xác định chứng cứ. Tuy vậy, các quy định nêu trên vẫn là những cơ sở pháp lí quan trọng để toà án xác định chửng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

5- Bảo quản chứng cứ

Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Trong tố tụng dân sự, việc bảo quản chứng cứ giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đắn. Việc bảo quản chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Chứng cứ phải được bảo quản lâu dài, không để bị mất, thất lạc hoặc giảm giá trị chứng minh. Chứng cử có thể do đương sự, toà án hoặc người nào đó lưu giữ. Do vậy, về nguyên tắc người nào lưu giữ chứng cử phải có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Nếu chứng cứ đã được giao nộp cho toà án thì toà án có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Trong trường hợp chứng cứ không thể giao nộp cho toà án được thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản. Trường hợp giao chứng cứ cho người thứ ba thì thẩm phán ra quyết định bằng văn bản và lập biên bản giao cho người đó bảo quản.

Để xác định được trách nhiệm của người lưu giữ chứng cứ trong việc bảo quản chứng cứ, khi giao nhận chứng cứ đều phải có biên bản phản ánh lại. Người nhận bảo quản phải kí tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

6- Bảo vệ chứng cứ

Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chửng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Trong tố tụng dân sự, việc bảo vệ chứng cứ giữ được giá trị chứng minh của chứng cứ bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đăn. Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bảo vệ chứng cứ được thực hiện trong trường hợp có hành vi tiêu huỷ, xâm phạm đến chửng cứ hoặc có nguy cơ chứng cứ bị tiêu huỷ. Toà án ra quyết định bảo vệ chửng cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết. Trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thế thu thập đưọc thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị toà án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chửng cứ. Trong trường hợp người làm chúng bị đe doạ, bị khống chế hoặc bị mua chuộc đê không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì toà án ra quyết định bảo vệ chứng cứ.

Khi quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ chứng cử, toà án. phải ra quyết định bằng văn bản. Toà án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, ĩhu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác để bảo vệ chứng cứ. Toà án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chẩm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng.

Ngoài ra, toà án có thể áp dụng các biện pháp xử lí những người có hành vi xâm phạm đến chứng cứ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hành vi xâm phạm chứng cứ, đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng có dấu hiệu tội phạm thì toà án yêu cầu viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.

Xem thêm:  Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chứng cứ trong tố tụng dân sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chứng cứ trong tố tụng dân sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chứng cứ trong tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.64738 sec| 1043.219 kb