Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

10/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Khi tham gia vào mạng lưới này, giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp cần phải ký hợp đồng để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ này. Hợp đồng này được gọi là Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

1- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng bán hàng đa cấp

Quan hệ bán hàng đa cấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có bản chất chung của hợp đồng đó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bán hàng đa cấp.

Để tǎng cường công tác quản lý và giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, Nghị định số 42/2014/NĐ-CP lần đầu đưa ra khái niệm về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, theo đó hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong hoạt động bán hàng đa cấp. Nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc phải có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, Nghị định số 40/2018/NÐ-CP đã quy định rõ hơn khái niệm hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, cụ thể như sau: hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận bằng văn bản về việc tham gia mang lưới bán hàng đa cấp giữa cá nhân và doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Xuất phát từ bản chất của bán hàng đa cấp và từ khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm pháp lý của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như sau:

[a] Chủ thể của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Trong quan hệ bán hàng đa cấp, tổn tại hai chủ thể quan trọng đó là doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chính là sự thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động bán hàng đa cấp.

Do bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng đặc thù, vì vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp quy định chỉ có doanh nghiệp nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tổ chức kinh doanh theo phương thức bán hàng này. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không phải là một loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế ở nước ta mà thực chất nó tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam.

Để kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, theo Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 40/2018/ND-CP, doanh nghiệp phải được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp; có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiêp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp dã bị thu hồi giấy chứng nhận đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghi định số 42/2014/ND-CP và Nghị định số 40/2018/ND-CP; ký quỹ khoản tiền tương đương 5% vốn diều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghi dinh số 40/2018/NÐ-CP; có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này; có hệ thống công nghệ thông tin quán lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin diện tử để cung cấp thông tin vể doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải lập hồ sơ để nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp gửi tới Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận hổ sơ, thẩm định hổ sơ nếu doanh nghiệp đáp ứng đẩy đủ điểu kiện trên, Bộ Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận đǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp nào được gọi là doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Mục đích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là bán hàng hóa trên thị trường.

Đối với người tham gia bán hàng đa cấp, Điều 28 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP quy định phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc những trường hợp sau:

- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;

- Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

- Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy dinh tai khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử  lý vi phạm hành chính;

- Cá nhân là thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoǎc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận dǎng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy dinh cua Nghị định số 42/2014/NĐ-CP và Nghị định số 40/2018/NĐ-CP;

- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Như vậy, so với Nghị định số 110/2005/ND-CP và Nghị định số 42/2014/NĐ-CP trước kia, Nghị định số 40/2018/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi đối tượng không được tham gia bán hàng đa cấp. Tùy từng doanh nghiệp bán hàng đa cấp mà người tham gia bán hàng đa cấp được gọi là nhà phân phối độc lập, nhân viên tiếp thị bán lẻ trực tiếp, đại lý, hợp tác viên... Mục đích của việc tham gia là các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác.

Người tham gia hoàn toàn độc lập tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Họ nhân danh chính mình, tự mình quyết định mọi việc và tự mình gánh chịu trách nhiệm về kết quả bán hàng. Tư cách pháp lý độc lập của người tham gia thường được ghi nhận ngay trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp hay trong chính sách của doanh nghiệp bán hàng đa cấp với nội dung như: người tham gia là nhà phân phối độc lập, không phåi là nhân viên hay người đại diện cho doanh nghiệp với bất kỳ mục đích nào. Điều này lý giải vì sao các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thường không chịu trách nhiệm về những hành vi quảng cáo gian dối,sai sự thật, lừa đảo... của người tham gia vì người tham gia không có quyền nhân danh doanh nghiệp trong hoạt động của họ.

[b] Hình thức của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận kết quả mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Phương tiện này có thể bằng lời nói, bằng vǎn bán hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên,với tính chất phức tạp của quan hệ bán hàng đa cấp, khả nǎng phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng này là rất lớn, nên hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp luôn phải được thể hiện dưới những hình thức bảo đảm rõ ràng nhất để giúp cho quá trình thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp trở nên thuận lợi hơn.

Vì vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp của các nước hầu hết đều quy định hình thức của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải được xác lập bằng vǎn bản - dây là hình thức tôn tại minh bạch nhất của những thỏa thuận giữa các bên. Cùng quan điểm này, pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam quy định hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận bằng văn bản về việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp giữa cá nhân và doanh nghiệp bán hàng đa cấp và đặt ra trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp'.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

[c] Đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ hợp đồng. Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lợi ích mà họ hướng tôi là bán được hàng hóa cho người tham gia. Do đó, dưới góc độ lợi ích của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hàng hóa. Tức là hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chi được thực hiện đối với hàng hóa. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo quy định, những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp: hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; sản phẩm nội dung thông tin số.

Đối với người tham gia bán hàng đa cấp, lợi ích mà họ hướng tới ngoài hàng hóa mà họ mua được thì lợi ích chủ yếu chính là tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế mà họ nhận được từ việc tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Như vậy, dưới góc độ lợi ích của người tham gia, đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp lại là một công việc - bán hàng đa cấp.

Tiếp cận đối tượng của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp dưới góc độ của người tham gia như vậy, cho thấy hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là một dạng hợp đồng trung gian tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, dạng hợp đồng này có những đặc điểm khác biệt với hợp đồng đại lý bán hàng (cũng là một dạng hợp đồng trung gian tiêu thụ) theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019 về tư cách của người bán hàng, về quyền sở hữu hàng hóa, về địa điểm bán hàng và cách tính thù lao.

[d] Nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Nội dung của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bán hàng đa cấp. Do tích chất phức tạp và đặc thù của phương thức bán hàng đa cấp nên pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam đã quy định những nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm:

- Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;

- Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bao trợ);

- Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;

- Thông tin về kế hoạch tra thường, quy tắc hoạt động:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên, bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định số 40/2018/ND-CP và pháp luật có liên quan;

- Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;

- Quy định về việc mua lại hàng hóa;

- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;

- Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Cǎn cứ những nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp nói trên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm xây dựng mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như là một điều kiện bắt buộc và là cǎn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp. Tất nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên không bị giới hạn bởi các nội dung cơ bản của hợp đồng nêu trên.Trên thực tế, nội dung của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện hợp đồng càng dễ dàng và thuận lợi bấy nhiêu.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bán hàng đa cấp 

Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận, và những thỏa thuận này sẽ là “luật” của các bên nếu chúng không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Dưới góc độ thực hiện quyền quản lý các hoạt động kinh doanh, Nhà nước đưa ra một số quy định có tính chất khung về quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi chính đáng của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, do tính chất của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hợp đồng song vụ, quyền của bên này tương xứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Hay nói cách khác, có sự đối lưu về quyển và nghīa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nên chỉ cẩn xác định nghīa vụ của bên này là có thể suy ra được quyền của bên kia và ngược lại. Vì vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam đã tiếp cận theo cách này và chỉ quy định nghĩa vụ chủ yếu của các bên trong quan hệ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, cụ thể như sau:

[a] Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Theo quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:

- Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, vǎn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp các tài liệu theo quy định.

- Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đǎng ký.

- Xây dựng, công bố giá bán của các hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp và tuân thủ giá bán đã công bố.

- Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.

- Giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đám người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo đào tạo của doanh nghiệp.

- Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định, đúng với giải trình kỹ thuật khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy xuất các thông tin cơ bản về hoạt động bán hàng đa cấp của họ.

- Vận hành và cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt để cung cấp thông tin vê doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo quy định.

- Vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận.

- Cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về điều kiện kinh doanh và lưu thông đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

[b] Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bán hàng đa cấp

Theo quy định khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp người tham gia có những trách nhiệm sau đây:

- Chỉ thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp sau khi được cấp thẻ thành viên.

- Xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thi, bán hàng.

- Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực khi giới thiệu về doanh nghiệp bán hàng đa cấp, hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, kế hoạch trả thưởng và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Không được cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

- Khi giới thiệu người tham gia khác vào hệ thống bán hàng của mình thì không được yêu cầu họ phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

- Không được tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản.

- Không được lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia.

- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

- Không được thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trong kinh doanh, thương mại nên hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp cũng là một loại hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Vì vậy, việc giao kết hợp đồng này phải tuân thủ các quy định chung về giao kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự nǎm 2015 và Luật Thương mại nǎm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của phương thức bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng nên giá bán hàng hóa phải thấp hơn hoặc ít nhất là bằng so với giá bán hàng hóa được bán trên thị trường tại các địa điểm bán lẻ cố định như của hàng, siêu thị, chợ... vì phương thức bán hàng đa cấp tiết kiệm được rất nhiều chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại và các chi phí trung gian khác.

Nhưng trên thực tế, giá bán hàng hóa của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp lại thường cao hơn, thậm chí là cao hơn rất nhiều giá của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường. Bởi vì, trước khi mua hàng hóa, người tiêu dùng thường được giới thiệu về phương thức bán hàng này và cơ hộ nếu tham gia vào mạng lưới bán hàng thì họ sẽ có thu nhập rất cao nên họ đã mất cảnh giác hoặc không quan tâm nhiêu đến giá hàng hóa trước mắt. Hậu quả là, người tiêu dùng phải gánh chịu, vì họ phải trả tiền cho một món hàng có giá trị không tương xứng. Đó chính là một trong số rất nhiều những biểu hiện của hành vi bán hàng đa cấp bất chính.

Để ngǎn chǎn hiện tượng này và bảo đảm quyền lợi của người tham gia hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, khi giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp  Việt Nam có những quy dinh ngǎn cản doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi sau đây:

- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoǎc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

- Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng,về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Cung cấp thông tin gian dốî, gây nhầm lẫn về tính nǎng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

- Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;

- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy dinh của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức vǎn bán nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép kinh doanh theo quy định;

Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp:

- Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm thực hiện ở trên chính là những dấu hiệu để nhận biết hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Nói cách khác, doanh nghiệp bán hàng đa cấp nào mà thực hiện một trong những hành vi ở trên thì doanh nghiệp đó đã có hành vi vi phạm pháp luật. Người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp cần phải nhận diện được những hành vi đó để tránh giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như vậy.

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

4- Chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp

Chấm dứt hợp đồng là một sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, khi chấm dứt hợp đồng, các bên vẫn có thể bị ràng buộc bởi một số trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Đối với người tham gia: Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bàng vǎn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc.

- Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hoặc có trách nhiệm phải chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm các nghĩa vụ của mình như đã trình bày ở phần trên.

Sau khi chấm dứt hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, tuy nhiên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp vān phải bị ràng buộc một số trách nhiệm đối với người tham gia, cụ thể như:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt,doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đā bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định sau:

+ Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

+ Hàng hóa trả lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: phải còn nguyên bao bì, tem, nhãn; và kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định nêu trên và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng hóa đó.

+ Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyên khau trù tiên hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tê khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại theo quy dinh.

+ Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thường và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại theo quy định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37537 sec| 1090.141 kb