Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

27/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản gắn liền với đất đai, được Nhà nước trao cho người sử dụng đất để người sử dụng đất được khai thác, sử dụng nhằm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Quyền sử dụng đất được chuyển giao thông qua các giao dịch hợp pháp. Hiện nay, tặng, cho quyền sử dụng đất là một trong các hình thức phổ biến trong các hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất.

1- Khái lược về quyền sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể khái niệm về quyền sử dụng đất đai tại bất cứ các Điều luật nào, tuy nhiên căn cứ theo Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" chúng ta có thể hiểu một cách khái quát quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.

Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Theo nội dung trên thì có thể thấy, người sử dụng đất được thuê, tặng, cho, chuyển nhượng liên quan đến quyền sử dụng đất thì có các quyền cụ thể được quy định tại Điều 166, Luật đất đai 2013 như được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong thực tế thì người dân hay gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng tên gọi khác là sổ đỏ, sổ hồng. Đối với đất được phép sử dụng thì người sử dụng có quyền hưởng thành quả lao động, đầu tư trên đất và các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp mang lại.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khái lược về tặng cho quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Điều 457 BLDS 2015 quy định:Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.” Như vậy, có thể hiểu tặng, cho quyền sử dụng đất có thể hiểu là một dạng tặng cho tài sản, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bên được tặng cho trả lại cho mình bất kỳ lợi ích nào như tiền bạc hay tài sản khác. Điều này được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên, hai bên giao dịch dựa trên mối quan hệ thân thiết như quan hệ huyết thống, quan hệ thân thích và được thể hiện bằng hợp đồng tặng cho.

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản. Đây là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Do tài sản trong hợp đồng này là quyền sử dụng đất - một tài sản đặc biệt quan trọng, vì thế việc dịch chuyển nó thông qua hợp đồng tặng cho được pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhiều so với việc tặng cho các loại tài sản thông thường khác.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Đặc điểm của tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là một loại tặng cho tài sản, do vậy nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của tặng cho tài sản. Song, tặng cho quyền sử dụng đất có các điểm đặc trưng như sau:

(i) Tặng cho quyền sử dụng đất vừa là hợp đồng thực tế, vừa là hợp đồng ưng thuận:

Đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng cho nhận được quyền sử dụng đất từ bên tặng cho chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật; tại thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bên được tặng cho được coi là nhận được quyền sử dụng đất từ bên tặng cho chuyển giao, khi đó hợp đồng tặng cho mỗi có hiệu lực và quyền của bên được tặng cho mới phát sinh. Do đó, mọi thỏa thuận về việc tặng cho quyền sử dụng đất đều chưa có hiệu lực khi các bên chưa chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau và chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(ii) Tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng đơn vụ:

Tính chất đơn vụ trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thể hiện bên được tặng cho quyền sử dụng đất không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối với bên tặng cho quyền sử dụng đất. Trên thực tế, vì quyền sử dụng đất có giá trị kinh tế cao, nên tặng cho quyền sử dụng đất luôn gắn với các điều kiện là “thực hiện nghĩa vụ” như quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ với con gắn với nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; tặng cho quyền sử dụng đất giữa cá nhân, gia đình vối gia tộc gắn với nghĩa vụ thờ cúng, hương hỏa. Việc thực hiện nghĩa vụ ở đây mang tính chất tình cảm là chủ yếu. 

(iii) Tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng không có đền bù:

Đối với tặng cho quyền sử dụng đất thì bản chất của nó là các mối quan hệ tình cảm sẵn có giữa các chủ thể. Trên cơ sở của mối quan hệ tình cảm ấy, các chủ thể thiết lập với nhau hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhằm giúp đỡ lẫn nhau thỏa mãn nhu cầu về sử dụng đất. Vì vậy, tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng không có đền bù, được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc hoặc quen biết nhau. Điều này được thể hiện ở chỗ, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kỳ một lợi ích nào. 

(iv) Tặng cho quyền sử dụng đất chịu sự giám sát và bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước:

Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất hợp pháp có quyền tặng cho người khác quyền sử dụng đất của mình, nhưng phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đất đai hiện hành; nếu các bên đã lập hợp đồng và hoàn tất các thủ tục về tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực, bên được tặng cho có quyền sử dụng đất. Ngược lại, nếu các bên chưa tiến hành hoàn tất thủ tục hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì quyền sử dụng đất đó chưa được chuyển giao cho bên được tặng cho, nên bên được tặng cho chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

4- Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70185 sec| 976.727 kb