Đặc điểm cơ bản của vụ án các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

04/03/2022
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đặc điểm của các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển có nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường, khung pháp luật về quản lý kinh tế chưa được định hình rõ nét và thiếu tính khả thi, hiện chỉ còn nhiều sơ hở, thiếu sót.

 

tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Đặc điểm của vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

 

 

Đặc điểm của các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển có nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường, khung pháp luật về quản lý kinh tế chưa được định hình rõ nét và thiếu tính khả thi, hiện chỉ còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Quy mô, mức độ và số lượng vụ án loại này gia tăng tùy thuộc vào sự thay đổi của các chính sách và pháp luật về quản lí kinh tế. Chẳng hạn, vào thời kì đầu của cơ chế quản lý kinh tế, tình hình kinh doanh bắt đầu cởi mở, các vụ án buôn lậu bắt đầu gia tăng rõ rệt. Có những trường hợp, chính sách quản lí vĩ mô về lĩnh vực, ngành hàng nào đó thay đổi là nguyên nhân gián tiếp cho một số kẻ lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi phạm tội. Vào năm 2011, thực hiện chủ trương tái cơ cấu các hệ thống tổ chức tín dụng, tại một số Ngân hàng yếu kém như Đại Tín, Đại Dương, Toàn Cầu, Xây dựng…, nhiều cổ đông mới tham gia mua cổ phần, hình thành các nhóm chi phối, rút tiền của chính ngân hàng mình làm chủ để thực hiện hành vi phạm tội , làm phát sinh các vụ “đại án” ngân hàng . Đó là chưa kể, trong cơ chế quản lý và điều hành, một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng cương vị được giao, thực hiện các hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank), vụ án Lê Nguyễn Hưng ( Eximbank ), các vụ án tại các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ... Sự nhận biết một số đặc điểm nói trên có thể giúp cho Luật sư định hướng tập trung sự chú ý về nguyên nhân, bối cảnh, đặc trưng của từng lĩnh vực ngành nghe trong quá trình thao tác kỹ năng hành nghề của mình.(đọc hiểu: tư vấn pháp luật thừa kế)

 

 

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Nhóm tội này được quy định tại chương XVIII, bao gồm 3 mục với 47 điều luật từ Điều 188 đến Điều 2 BLHS năm 2015.

 

 

Mục 1: Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, gồm các tội được quy định từ Điều 188 đến Điều 199;

 

 

Mục 2: Các tội trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, gồm các tội được quy định từ Điều 200 đến Điều 216;

 

 

Mục 3: Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm các tội được quy định từ Điều 217 đến Điều 234 .

 

 

Khách thể của tội phạm

 

 

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh , thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân .

 

 

Mặt khách quan của tội phạm

 

 

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác

 

 

Chủ thể của tội phạm

 

 

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại .

 

 

Pháp nhân thương mại có thể là chủ thể của tội phạm được quy định tại các điều luật sau: Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) ; Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng thoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm các quy định về cạnh tranh); Đầu 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội làm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi tam các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ); Điều 234 (tội quy định bảo vệ động vật hoang dã).(đọc thêm : tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

 

 

Hình phạt của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

 

 

Hình phạt chính

 

 

Đối với người phạm tội, hình phạt chính bao gồm hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm - Điều 193 BLHS năm 2015) hoặc tử hình (tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh - Điều 194 BLHS năm 2015).

 

 

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn .

 

 

Hình phạt bổ sung

 

 

Đối với người phạm tội, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định .

 

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, ngoại hình phạt chính, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.(xem thêm: tư vấn sở hữu trí tuệ)

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm cơ bản của vụ án các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19100 sec| 954.469 kb