Tài chính doanh nghiệp – Quản trị nguồn tiền hiệu quả

01/09/2021
Luật sư Phạm Ngọc Minh
Luật sư Phạm Ngọc Minh

Cũng như chức năng nhân sự – đào tạo, kinh doanh – marketing, thông tin – truyền thông…chức năng về tài chính doanh nghiệp là một trong những chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp muốn khỏe mạnh và phát triển bền vững thì cần quản trị tốt tài chính. Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng của tài chính doanh nghiệp? Nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tài chính doanh nghiệp là gì ?

Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thái giá trị  thông qua các quan hệ kinh tế gồm:

  • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước
  • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
  • Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Chức năng của tài chính doanh nghiệp gồm những gì?

Tạo vốn và luân chuyển vốn

Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có đủ vốn để hoạt động, giúp công ty lựa chọn và phân phối nguồn vốn hiệu quả nhất, tối đa hóa chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.(xem thêm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

Xác định nhu cầu vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, huy động nguồn vốn khi nhu cầu sử dụng lớn hơn lượng vốn hiện tại của công ty. Còn nếu nhu cầu nhỏ hơn thì nên mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất để vốn không “nhàn rỗi”.

Doanh nghiệp có thể huy động từ nội bộ hoặc bên ngoài doanh nghiệp như phát hành trái phiếu hoặc vay tín dụng ngân hàng,…Tùy thuộc vào loại hình, nhu cầu, thời điểm mà doanh nghiệp  có thể chọn phương thức huy động vốn sao cho phù hợp nhất. Tóm lại, điều đó đều để đáp ứng được việc sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phân phối lại thu nhập

Cân đối nguồn vốn một cách hợp lý, quản trị dòng tiền của doanh nghiệp sao cho mang lại lợi nhuận tối đa, không để tiền “nhàn rỗi”. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc phân phối lại thu nhập không đơn thuần diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp mà có thể là diễn ra giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác với nhau. Điều này tạo ra chức năng mới của tài chính doanh nghiệp đó chính là khai thông các nguồn tài chính trong phạm vi ngoài doanh nghiệp.(đọc về: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thu về và phân phối  chủ yếu theo các loại chi phí như sau:

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Các chi phí của nguyên vật liệu, nhiên liệu.
  • Các chi phí liên quan đến tiền lương cho công nhân, các khoản trích theo lương.
  • Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác,…

Lợi nhuận được phân phối sẽ là lợi nhuận sau thuế sau khi trừ đi các khoản chi phí và các khoản phải nộp Nhà nước.

Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn

Bất cứ hoạt động nào diễn ra trong doanh nghiệp thì nên được kiểm soát để có thể nắm được điểm mạnh để phát huy và điều chỉnh những điểm yếu kém. Chức năng này giúp các nhà quản trị nhận ra được ưu điểm và nhược điểm trong việc quản lý dòng tiền, từ đó có thể đưa ra các đề xuất thích hợp, phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhà quản trị tài chính thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

  • Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho Nhà nước mà Nhà nước, Ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt.
  • Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí.
  • Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận doanh thu, giá thành, vốn) mà biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không ?

Pháp luật tài chính doanh nghiệp

Khái niệm pháp luật tài chính doanh nghiệp

Khái niệm pháp luật tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được phát sinh trong quá trình tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Pháp luật tài chính doanh nghiệp được điều chỉnh bằng cả hai phương pháp, đó là sự kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thỏa thuận. Phương pháp thỏa thuận được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng thương mại – tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường, phương pháp mệnh lệ được áp dụng trong các mối quan hệ giá trị giữa nhà nước với doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.(xem thêm: tư vấn soạn thảo hợp đồng)

 Nội dung pháp luật tài chính doanh nghiệp, bao gồm:

  • Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
  • Pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Pháp luật về doanh thu, chi phí và thuế của doanh nghiệp.
  • Pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguồn của pháp luật tài chính doanh nghiệp

Nguồn của pháp luật tài chính doanh nghiệp là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các loại vốn và quỹ tiền tệ nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, cụ thể:  Luật Doanh nghiệp năm 2020 ; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Thương mại năm 2005; Luật Chứng khoán năm 2019; Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Các luật về thuế và các văn bản dưới luật…

Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Khi quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư mà còn đảm bảo luôn có sẵn nguồn vốn khi cần thiết. Đây là hoạt động liên quan đến việc phân bổ các quỹ cần thiết để vận hành thành công doanh nghiệp. Dưới đây là một số nguyên tắc dành cho bạn.

Luôn có quỹ dự phòng

Rất nhiều chủ doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng, dẫn tới khi gặp khủng hoảng không có nguồn tài chính cứu cánh. Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình cho thấy chúng ta có thể gặp bất cứ sự khủng hoảng nào khi kinh doanh mà không thể lường trước.

Việc xây dựng quỹ phòng sẽ là một khoản tài chính vừa đủ để duy trì hoạt động doanh nghiệp trong lúc khó khăn, hoặc đầu tư vào các cơ hội có một không hai.

Thông thường, lợi nhuận sẽ được trích một phần để xây dựng quỹ. Quỹ này đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp hoạt động bình thường từ 03 hoặc 06 tháng. Để xác định số tiền cần thiết cho quỹ, hãy bắt đầu từ chi phí chia theo chi phí cố định và không cố định.

Lập kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ cho biết doanh nghiệp đang ở đâu trong điều kiện thị trường hiện tại và mục tiêu bạn muốn đạt được là gì. Về mặt tài chính, lập kế hoạch giúp doanh nghiệp phân bổ tài chính và các hoạt động kinh doanh cần thiết để thúc đẩy doanh thu. Đồng thời cho chủ doanh nghiệp thấy làm thế nào để có được nguồn vốn cần thiết duy trì hoạt động kinh doanh.(quan tâm tới: tư vấn pháp luật đầu tư)

Việc phân bổ quỹ hợp lý là cần thiết để doanh nghiệp thành công. Để có thể phân bổ vốn, quan trọng là phải biết bạn đang đứng ở đâu trên thị trường, lợi tức đầu tư là bao nhiêu, lợi nhuận đạt được.... Điều này sẽ giúp CEO quản lý tài chính tốt hơn.

Giảm nợ

Một nguyên tắc không kém phần quan trọng giúp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả đó là ưu tiên giảm nợ. Nợ khó đòi có thể gây căng thẳng và làm ảnh hưởng tới nguồn thu, đến các kế hoạch kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không nên mang những khoản nợ khó đòi này vào tài chính năm này qua năm khác. Thay vào đó, cần xóa sổ chúng trong năm tới để đảm bảo tình hình tài chính ổn định.

Dự báo dòng tiền

Duy trì dự báo dòng tiền hàng ngày chi tiết theo từng mặt hàng, sản phẩm trên cơ sở luân phiên trong 06 tháng tới. Xác định xem có bất kỳ khoản thâm hụt nào hay không và lập kế hoạch trang trải tất cả các khoản thâm hụt bằng cách thu xếp vốn lưu động hoặc các quỹ khác.

Cập nhật báo cáo thường xuyên

Bên cạnh dự báo dòng tiền, chủ doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật các báo cáo để nắm được các số liệu kinh doanh quan trọng. Mỗi tháng một lần, nên đối chiếu các khoản thu, vay, tiền gửi, tiền lãi...nếu có phát sinh sẽ được xử lý nhanh chóng.

Thuê dịch vụ bên ngoài để cắt giảm chi phí

Để giảm chi phí hoạt động, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc thuê dịch vụ để xử lý các khoản báo cáo, thuế, dịch vụ thay vì cần tới một bộ phận kế toán độc lập (chỉ áp dụng với các công ty quá nhỏ, ít người).

Xem thêm:

Pháp luật về tổ chức triển khai quy chế quản lý tài chính

Pháp luật về quản trị tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa của báo cáo tài chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tài chính doanh nghiệp – Quản trị nguồn tiền hiệu quả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20059 sec| 973.875 kb