Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nếu viết trở nên khó khăn, đó là bởi nó khó. Viết là một trong những việc khó khăn nhất mà con người có thể làm".
- William Zinsser, nhà văn Mỹ
Bài viết hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng (user experience, viết tắt: UX), tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (search engine optimization, viết tắt: SEO), từ đó tăng chất lượng, tăng lượt hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập của website, webpage.
Bài viết được coi là chuẩn, khi đáp ứng cả yếu tố trải nghiệm người dùng và công cụ tìm kiếm, thông thường đảm bảo được các tiêu chí sau: [1] Vị trí xuất hiện từ khóa (key word), tiêu đề (title), thẻ meta, đường dẫn (link); [2] Độ dài của bài viết và mật độ từ khóa; [3] Mức độ và chuyên môn và tránh trùng lặp, [4] Đường dẫn nội bộ (internal link) và đường dẫn bên ngoài (external link), [5] Tối ưu hóa hình ảnh, video liên quan.
Trải nghiệm người dùng (User Experience, viết tắt: UX): là trải nghiệm và phản hồi của một người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Trải nghiệm người dùng thường được nhắc đến khi sử dụng các thiết bị như điện thoại, laptop hay các website... Ngoài ra, trải nghiệm người dùng còn liên quan đến những thứ như sở thích, tâm lý, hành vi, cảm xúc trong thời gian sử dụng. Trải nghiệm của chúng ta khi sinh hoạt hàng ngày, nấu ăn, lái xe,... đều là trải nghiệm người dùng.
Một tổ chức sở hữu và thiết kế một website khoa học, tập trung vào trải nghiệm người dùng là trên hết sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn và tăng độ trung thành. Tỷ lệ quay lại lần tiếp theo cũng tăng rõ rệt. Hơn nữa, khách hàng khi truy cập website của doanh nghiệp này cũng dễ dàng sử dụng hơn với những tính năng đặt hàng, thanh toán online, chăm sóc khách hàng trực tuyến,... khi dễ dàng thao tác thì việc mua hàng cũng sẽ diễn ra thuận tiện hơn.
[1] Hiểu: điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu được vấn đề và phân tích các yêu cầu. Sử dụng những phương pháp nghiên cứu trải nghiệm người dùng của ngành như phỏng vấn cá nhân, tham khảo số liệu có sẵn.
Khi làm việc với khách hàng, bạn nên có một vài buổi brainstorming với họ để đưa ra những ý tưởng và mẫu hiện có và cùng nhau lên kế hoạch cho thiết kế của bạn.
[2] Nghiên cứu: là yếu tố quan trọng trong quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng website. Thứ nhất bạn cần hiểu được thị trường cạnh tranh, về domain, và có thể tham khảo lấy ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh của bạn.
Luôn theo dõi và cập nhật những mẫu giao diện mới để tham khảo những nguyên tắc thiết kế và rút ra kinh nghiệm.
Trong khi thực hiện nghiên cứu, hãy bắt đầu suy nghĩ về các bố cục và tùy chọn có thể có để cung cấp trải nghiệm mong muốn.
[3] Phác thảo: sau khi đã hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và nghiên cứu thành công, bước tiếp theo là thiết kế các bản phác thảo, liệt kê các ý tưởng để chia sẻ và nhận lại những góp ý của các bên liên quan, từ đó sẽ cải thiện được website của bạn dễ dàng hơn.
[4] Thiết kế: hoàn thành được bản phác thảo, bạn sẽ cần thiết kế giao diện hoàn chỉnh bằng đồ họa. Thông qua các mô hình phác thảo ban đầu, hãy tạo ra một theme và style độc đáo nhé.
Chuẩn bị và chia sẻ những thông số kỹ thuật thiết kế như nguyên tắc, hướng dẫn, màu sắc, kiểu chữ,... cho nhóm phát triển cũng là một trong những bước cần chú ý.
[5] Thực hiện: về chức năng Back - end thì nhóm phát triển sẽ xây dựng điều này trước tiên và kết nối nó với giao diện người dùng. Vì thế ở bước này, nhóm thiết kế nên kết hợp với các bộ phận phát triển sản phẩm vì trong quá trình thực hiện có thể sẽ có những thay đổi nhỏ cần chỉnh sửa.
[6] Đánh giá: sau khi đã thiết kế hoàn thành website, bạn cần đánh giá lại trên các phương diện trước khi đưa vào sử dụng:
- Hệ thống sử dụng mượt không?
- Có thân thiện với người dùng không?
- Website có linh hoạt và dễ thay đổi không?
- Có đáp ứng được nhu cầu của người dùng không?
[1] Tạo ấn tượng ban đầu với người dùng: khi khách hàng trải nghiệm một trang web với giao diện bắt mắt, thân thiện và dễ dàng thao tác sẽ mang lại cho họ ấn tượng tốt về thương hiệu của bạn, chắc chắn họ sẽ quay lại mua vào lần tiếp theo.
[2] Xác định rõ kêu gọi hành động (call to action, viết tắt: CTA): mục đích của doanh nghiệp sở hữu website bán hàng là tạo ra chuyển đổi, vì thế chú trọng vào CTA là điều nên làm. Nếu UX đẹp và dễ sử dụng sẽ giúp họ có trải nghiệm tốt hơn và tăng tỷ lệ mua hàng.
[3] Giao diện phù hợp trên nhiều thiết bị: vì người dùng sử dụng rất nhiều loại thiết bị khác nhau để truy cập vào website của bạn. Họ có thể dùng laptop, Ipad, hay điện thoại,.. mỗi loại đều có kích thước khác nhau nên bạn cần phải thiết kế giao diện phù hợp cho từng loại thiết bị.
[4] Chú trọng vị trí thu hút người dùng: những vị trí chủ đạo, dễ tiếp cận người dùng nhất khi họ truy cập website của bạn thì nên tận dụng hết mức có thể. Bạn có thể đặt những thông tin và danh mục quan trọng vào những vị trí này để khiến người dùng chú ý tới nó.
[5] Liên kết website với kênh social: để tối ưu SEO, tăng tính đề xuất của google cũng như tăng độ nhận diện của website việc liên kết website tới kênh social là điều không thể bỏ qua. Điều này còn giúp tiếp cận người dùng dễ dàng hơn, tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng.
[6] Tập trung vào nội dung: bên cạnh giao diện đẹp để thu hút khách hàng, bạn cũng nên chú trọng vào việc phát triển nội dung cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan và giải quyết những nỗi đau của họ, giúp giữ chân người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website của bạn.
II- TỐI ƯU HÓA CHO CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM
Tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization, viết tắt: SEO): là quy trình giúp một tổ chức tăng chất lượng và lưu lượng truy cập cho website của mình bằng cách nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website hay các trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Thông thường, những chủ doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh, hoặc muốn cải thiện doanh thu trực tuyến sẽ tìm đến Tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (SEO). Ngoài ra, những người quản lý trực tiếp website, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng SEO vào website, bài viết của họ.
[1] SEO Onpage: là những kỹ thuật được thực hiện trực tiếp trên trang nhằm tối ưu bài viết, website. SEO Onpage bao gồm yếu tố chất lượng code, tốc độ website hay chất lượng nội dung trên trang. Việc tối ưu SEO Onpage cần phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng, đặc biệt với website mới lập cần phải thực hiện mỗi ngày.
[2] SEO Offpage: là những kỹ thuật tối ưu bên ngoài website như xây dựng hệ thống liên kết, chia sẻ lên các trang mạng xã hội (Social Media), hoặc xây dựng thương hiệu bằng cách kênh truyền thông khác. Đây là một hoạt động tốn rất nhiều thời gian mới có thể đạt được kết quả như mong đợi và cũng dễ vi phạm quy định của Google khi thực hiện sai cách thức. Với những người mới sẽ thường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống diễn đàn, blog.
[3] SEO tổng thể: Là thuật ngữ dùng để chỉ việc tối ưu trang với mục đích là giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Bằng cách tập trung đẩy top cho các từ khóa dài liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.
[4] SEO từ khóa: Đây là thuật ngữ được sử dụng ở Việt Nam nhằm ám chỉ việc tập trung vào các từ khóa chính, từ khóa ngắn để giúp tăng hạng của bài viết hoặc các trang web cụ thể.
[5] SEO hình ảnh: Là việc thực hiện quá trình tối ưu hiển thị hình ảnh trên website để đạt được xếp hạng cao hơn trong bảng tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Công việc tối ưu hình ảnh đem lại nhiều lợi ích cho cả dự án SEO.
[6] SEO video: Là việc tối ưu video, giúp video thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và dễ dàng xuất hiện trên các trang đầu của công cụ tìm kiếm. SEO video giúp cải thiện lượng traffic, tiếp cận được nguồn khách hàng mới, tăng tỷ lệ chuyển đổi dựa trên số lượt tiếp cận và tỷ lệ nhấp (CTR). Vậy nên, đây là hình thức SEO rất được doanh nghiệp, cá nhân quan tâm và tiến hành.
[7] Local SEO: Đây là quá trình tối ưu hóa giúp website xuất hiện tại trang đầu công cụ tìm kiếm đối với các từ khoá có liên quan đến địa lý. Local SEO thường được sử dụng bởi những website du lịch, nhà hàng - khách sạn. Bởi nó giúp khoanh vùng khách hàng tốt hơn, xác định phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới.
[8] SEO app mobile: Là quá trình tối ưu hiển thị phần mềm, ứng dụng trên điện thoại lên đầu trang tìm kiếm như Google Play, App Store, Windows Store. SEO app mobile giúp bạn cải thiện thứ hạng trong danh sách tìm kiếm ứng dụng, từ đó tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng dùng app.
Việc đo lường ROI của SEO cần được thực hiện theo tháng, theo quý, theo năm. Bởi SEO thực chất là một chiến lược lâu dài. Thế nên chỉ trong vài ngày, bạn sẽ không thể nhìn thấy ngay được kết quả mà SEO đem lại.
[2] Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Áp dụng SEO giúp các bài viết, hay website của bạn xuất hiện trong top tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng khả năng chuyển đổi. Thông thường, những người tìm để website sẽ là những khách hàng tiềm năng và thật sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
[3] Tăng mức độ nhận diện thương hiệu: Khi website có lưu lượng truy cập lớn, đồng nghĩa rằng thương hiệu của doanh nghiệp đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Dựa trên hành vi của khách hàng, những website được công cụ tìm kiếm đề xuất trong top 10 có lượng traffic cao hơn những vị trí khác. Vậy nên, SEO ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp.
[4] Hỗ trợ tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng: SEO là một chiến lược dài hạn, trong thời gian đầu sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí để xây dựng và tối ưu hóa liên tục. Thế nhưng khi đã có lượng truy cập cùng thứ hạng ổn định thì bạn chỉ cần duy trì xếp hạng đó, mà không cần tốn quá nhiều chi phí như ban đầu. Khác với quảng cáo, bạn phải thường xuyên bỏ tiền để tiếp cận được một khách hàng tiềm năng mới. Vì vậy mà SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc.
[5] Doanh nghiệp hiểu rõ hành vi khách hàng hơn: Khi thực hiện SEO cho website của mình, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Ahrefs, Google Analytic,... để theo dõi, đo lường và lập các báo cáo kết quả. Với việc lưu lại mọi hoạt động của người dùng trên trang, nhờ đó, doanh nghiệp biết được chính xác đối tượng người quan tâm là ai, hành vi khách hàng như thế nào. Từ những phân tích SEO đem lại, doanh nghiệp có thể sử dụng nó cho việc cải thiện cách thức truyền thông và chọn đúng tệp khách hàng khi quảng cáo.
[6] Khoản đầu tư mang tính dài hạn: Kết quả SEO mang lại cho website không thể có được vào ngày một ngày hai, mà cần phải có quy trình, chiến lược cụ thể và thực hiện nghiêm túc trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình này bằng những công cụ tăng traffic, hay số lượng liên kết thì rất dễ vi phạm các quy định của Google và khiến website bị chặn.
III- MỘT SỐ CHỈ DẪN CỤ THỂ VỀ VIẾT BÀI TRÊN WEBSITE
Việc nghiên cứu từ khóa là bước rất quan trọng. Nếu bạn chú trọng vào nhu cầu tìm kiếm của người dùng và tối ưu chuyển đổi thì bạn nên tập trung xây dựng nội dung cho những từ khóa dài.
Để lý giải điều này có các mục đích chính: [a] Dễ SEO lên top, độ cạnh tranh thấp; [b] Nhu cầu tìm kiếm cao, dễ tạo chuyển đổi; [c] Đúng nhu cầu tìm kiếm, tăng độ uy tín của website.
Các công cụ được khuyên dùng để tìm kiếm từ khóa gồm:
[1] Công cụ Ahref: Gõ từ khóa của bạn trên khung tìm kiếm của Google. Bạn copy URL của 3 vị trí đầu và thêm vào vị trí trong Ahref để kiểm tra. Sau đó, chọn “Organic Keywords” để xem từ khóa của từng URL này. Lúc này, Ahref sẽ hiển thị từ khóa của những từ khóa của các bài viết đang đứng trên top Google.
Google Search Box: là công cụ giúp gợi ý từ khóa mỗi khi bạn tìm kiếm. Các bước để tìm kiếm từ khóa bằng cách này là: Gõ từ khóa trên ô tra cứu của Google -> Kéo xuống cuối trang -> Chọn từ khóa liên quan mà bạn quan tâm. Ví dụ: Khi bạn tra cứu từ khóa “Cách viết bài chuẩn SEO”. Sau đó bạn kéo xuống cuối trang, đó là những từ khóa gợi ý cho tìm kiếm của bạn.
[1] Tiêu đề (title) nên từ 60 đến 70 ký tự:
Tiêu đề là mục quan trọng nhất trong bố cục của bài viết. Tiêu đề cần có từ khóa chính. Để tối ưu, từ khóa chính nên nằm bên trái tiêu đề. Bên cạnh đó, độ dài bài viết cần được chú trọng. Bạn nên để ở mức từ: từ 1.000 đến 2000 từ cho những bài thông thường và những bài chuyên sâu nên để: từ 1.000 đến 2000 từ .
Bên cạnh đó, để thu hút người dùng ngay từ tiêu đề bạn nên lưu ý vài điểm sau: [a] Mỗi bài viết chỉ nên có 01 tiêu đề; [b] Tiêu cần có sức hấp dẫn và không bị trùng lặp với đối thủ. [c] Tránh có quá nhiều từ khóa; [d] Sử dụng con số và các tính từ mạnh để làm tăng tính đáng tin cho bài viết.
Để kiểm tra tiêu đề có trùng với đối thủ hay không, bạn hãy kiểm tra theo: [Allintitle + tên tiêu đề] -> [Enter]. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các tính từ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực như: Hiệu quả, đáng kinh ngạc, đột phá, xuất sắc,… để hấp dẫn hơn.
[2] Phần mở bài (sapo) nên từ 120 đến 150 ký tự:
Mở bài là phần rất quan trọng sau tiêu đề, quyết định việc người dùng có tiếp tục ở lại đọc bài viết hay không. nên đi thẳng vấn đề mang tính gợi mở, nêu đúng vấn đề để người đọc tiếp tục đọc tiếp những nội dung tiếp theo. Đoạn Sapo cần đưa từ khóa chính để đạt chuẩn SEO.
[3] Phần thân bài:
Đây chính là phần sẽ giải đáp nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Bên cạnh đó, bạn cần đưa ra các giải pháp hoặc hướng dẫn, các lưu ý bổ sung để tăng tính hấp dẫn và hữu ích. Thân bài sẽ gồm nhiều đoạn có thể chia chúng ra thành nhiều tiêu đề phụ (heading). Ví dụ: Tiêu đề 2 sẽ gồm 02 ý thì có Heading 2 (từ khóa chính), Heading 2.1 (từ khóa phụ), Heading 2.2 (từ khóa liên quan).
Để thân bài cung cấp các thông tin hữu ích, có giá trị cần lưu ý vào điểm sau: [a] Bài viết cần có thông tin chính xác, đầy đủ, có chiều sâu, không lạc đề, không lan man; [b] Giữa các đoạn, nên bổ sung hình ảnh, Infographic, CTA,… Giúp nội dung thêm tính hấp dẫn, đồng thời giúp mắt được nghỉ ngơi, và không bị mỏi khi đọc liên tục; [c] Nên có ngắt xuống dòng khi hết đoạn, hay hết một ý từ 03 đến 04 câu để người đọc không bị chán nản khi đọc.
Phân bổ từ khóa khắp bài theo tiêu chuẩn từ 1-3 % theo số chữ. Ví dụ bài 1000 từ nên có từ 10 từ khóa chính trở lên.
Chèn các interlink và các Anchor text đúng với ngữ cảnh.
[4] Phần kết bài:
Đây là phần tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết. Chúng nên có từ 100-150 từ. Đây cũng là phần bạn cần nhắc đến thương hiệu của mình, kêu gọi hành động, dẫn nguồn và trích nguồn nếu cần.
[1] Tối ưu URL/Slug:
Slug được biết là một phần của URL. Chúng phải là duy nhất trên web của bạn. Để tối URL tốt nhất, chúng cần được đặt rõ ràng và đáp ứng các yếu tố: [a] URL nên có từ khóa chính; [b] Càng ngắn càng tốt, đáp ứng đủ yếu tố đúng nghĩa, dễ nhớ, dễ đọc; [3] Áp dụng 301 Redirect nếu muốn đổi mới URL.
[2] Tối ưu H1:
H1 tối ưu tốt nhất nên: [a] Không nên để H1 và URL trùng nhau; [b] H1 nên tối đa 70 ký tự; [c] H1 nên chứa Keyword có lượng Search cao thứ 2; [d] H1 ưu tiên số lẻ và dùng tính từ mạnh; [đ] Mỗi bài chỉ nên có một H1.
[3] Tối ưu các Tiêu đề phụ (Sub-Heading: H2, H3, H4…):
Tối ưu Sub-Heading cần các yếu tố: [a] SubHeading cần làm rõ nghĩa và bố cục của bài viết; [b] Các thẻ H2, bổ nghĩa cho H1, H3 bổ nghĩa và diễn giải ý của H2; [c] Nên chèn LSI Keyword vào Subheading; [d] Nếu dùng H2 cần có hai H2 trở lên. Tương tự với H3, cũng vậy.
[4] Tối ưu Meta Description:
Thẻ Meta nên có tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện của máy tính và tối ưu trên điện thoại di động. Từ ngữ trong thẻ Meta Description cần ngắn gọn xúc tích, hấp dẫn người dùng và chứa nội dung chính.
Thẻ Meta cần giải quyết nỗi đau của của người dùng. Tránh nhồi nhét từ khóa vào Meta.
[5] Tối ưu hình ảnh:
Hình ảnh luôn là yếu tố được cả người dùng và Google đánh giá cao cả hiện tại và nâng cao, bởi vậy: [a] Nên chọn ảnh đuôi .jpg, dùng keyword không dấu cho ảnh; [b] Kích thước cho ảnh nổi bật: 1200 x 628 pixel. Ảnh chèn bài viết nên ở 600×400 pixel/ [c] Căn giữa và chú thích cho hình ảnh bài viết.
Mỗi bài nên có tối thiểu 1 ảnh Unique (tự thiết kế) để mang tính thương hiệu cho bài viết. Nên 250 chữ sử dụng 1 ảnh minh họa.Ảnh càng sắc nét càng tốt.
Để chèn Keyword chuẩn nhất, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ. Dựa vào danh sách từ khóa bạn cần phân bổ theo cách tự nhiên theo cách:
Phân bổ đều từ khóa ra các đoạn. Keyword nên xuất hiện nhiều nhất và gấp 5-6 lần Keyword phụ.
Nên sử dụng phần mềm SEOquake hoặc Yoast SEO để check bài viết.
Nếu check từ khóa trên SEOquake, cần thực hiện theo: Đăng nhập vào SEOquake ở (Keyword Density) -> Sau đó chọn bài viết bạn cần tối ưu -> Click vào icon SEOquake trên thanh tìm kiếm -> Click vào Density -> Xem kết quả.
Đối với Yoast SEO, muốn kiểm tra mật độ từ khóa: cần vào “Analytics Results”. Sau đó, chọn “Keyphrase Density”, để chỉnh mật độ từ khóa.
Tối ưu Internal Link và External link là công việc không thể bỏ qua khi tối ưu bài viết SEO. Cách làm như sau:
Nên liên kết các bài viết cùng chủ đề thành cụm và đặt Topic cho chúng.
Sử dụng Anchor text từ khóa chứa nội dung của bài viết cần đi link.
Trong một bài nên sử dụng ít nhất 3 internal link để đảm bảo sự liên quan và hấp dẫn người đọc.
Đây là bước cuối khi viết bài. Tại bước này cần: [a] Đọc và check lại lỗi của bài; [b] Chọn chế độ “Preview” để được xem trước bài viết. Sau đó mới đăng lên website; [c] Chia sẻ các bài trên kênh mạng xã hội, các kênh Google My Business, Email, Google Search Console, để bài viết nhanh chóng được Google bot index. Chi tiết như sau:
Facebook: Nên sử dụng ảnh độc đáo, dạng vuông 1:1, kích thước tiêu chuẩn 504×504 pixel. Nội dung cần ngắn gọn, cã yếu tố để thu hút độc giả.
Google My Business: Sử dụng content ngắn gọn tương tự post Facebook, và gắn thêm link các trang mạng xã hội.
Email marketing: Đây là tính năng nhận thông báo khi có bài viết mới.
Google Search Console: Sao chép URL vừa tải -> Dán vào thanh kiểm tra URL -> Chọn các yêu cầu lập chỉ mục Index.
Thường xuyên check độ tương tác của người dùng thông qua các chỉ số Time On Site, Bounce Rate, CTR… đo lường trên Google Analytics, Google Search Console.
Dựa trên các chỉ số này, bạn sẽ có những gợi ý để điều chỉnh cho content phù hợp.
Sử dụng tiêu đề với các câu hỏi để gây tò mò, hấp dẫn.
Tiêu đề với câu hỏi luôn có sự hấp dẫn với người đọc.
Sử dụng phương pháp APP.
Đây là phương pháp được chuyên gia SEO Brian Dean giới thiệu và sử dụng trong bài viết quảng cáo, cách này được thực hiện như sau: [a] Accept (đồng ý): Nhận ra các vấn đề của người đọc; [b] Promise (hứa hẹn): Hứa hẹn và đưa ra các giải pháp khắc phục vấn đề của họ; [c] Preview (hình dung): Cho khách hàng thấy được những gì bạn sẽ thực hiện để giúp họ.
Tối ưu tỉ lệ Bounce Rate và tương tác người dùng khi viết bài chuẩn SEO:
4 tiêu chí bài viết chuẩn SEO cần có
Hiểu rõ Sản Phẩm/Dịch Vụ
Hiểu sản phẩm trước khi bạn bắt tay vào làm nội dung sẽ giúp bạn khai thác được nhiều thông tin, điểm mạnh, điểm hấp dẫn đối với khách hàng. Chính việc này sẽ giúp cho quá trình truyền đạt được rõ ràng, mạch lạc nhất. Đối với các dạng bài SEO bạn nên phân tích đặc tính và công dụng dựa trên góc nhìn của chuyên gia. Đây sẽ yếu tố rất thu hút trên nền tảng tìm kiếm này.
Giọng văn
Giọng văn sẽ có sự khác nhau giữa các thương hiệu. Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu trước và hiểu rõ về tính cách thương hiệu. Từ đó, bạn sẽ có cách xưng hô phù hợp với người dùng.
Thông tin
Bài viết SEO là dạng cung cấp thông tin nên bạn nên đảm bảo tính chính xác các thông tin mà bạn cung cấp. Các trường hợp copy dùng Tools để tránh Bot Google quét sẽ dính những án phạt (Panda) bất chợt. Các lỗi này bạn có thể check lại trên copyscape để kiểm tra trước khi đăng bài.
Đảm bảo các tiêu chí về SEO
Để đảm bảo các tiêu chí SEO, bạn cần tập trung những yếu tố H1, H2, Title, thẻ Meta Description, Keyword,… để được bot Google Crawl tiện nhất để hiểu về nội dung trên web của bạn.
???Xem thêm về: Học Digital Marketing ở đâu? Gợi ý một số địa chỉ học uy tín
Tiêu chí bài viết chuẩn SEO cần có
Tiêu chí bài viết chuẩn SEO cần có
Trên đây là các kiến thức và kinh nghiệm về viết bài chuẩn SEO mà FPT Skillking tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ và áp dụng trực tiếp cho các bài viết trên website của mình. Đừng quên truy cập website của FPT SKillking mỗi ngày để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác về SEO, marketing, Digital marketing tại: skillking.fpt.edu.vn/
Chia sẻ:
Ví dụ: Từ khóa chính: Đăng ký nhượng quyền thương mại
- Sai: Tiêu đề: Đăng ký nhượng quyền thương mại là Tiêu đề chung chung, không cụ thể. Tiêu đề: Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là không đúng với từ khóa
- Đúng: Tiêu đề: Đăng ký nhượng quyền thương mại, trình tự và thủ tục. Từ khóa chính: Đăng ký nhượng quyền thương mại
Viết ngắn gọn, cụ thể đi vào nội dung chính của bài.
Ví dụ:
- Sai: Với xu hướng hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới để phát triển và mở rộng thị trường thông qua nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Nhượng quyền thương mại đã và đang thay đổi nhanh chóng diện mạo và xu hướng thị trường. Nhượng quyền thương mại cần phải đăng ký theo trình tự, thủ tục của Luật Thương mại.
- Đúng: Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại với các thương hiệu nổi tiếng. Nhượng quyền thương mại cần phải đăng ký theo trình tự, thủ tục của Luật Thương mại.
Tiêu đề chính: chứa từ khóa seo chính, để thẻ Heading 2
Những tiêu đề phụ: chứa từ khóa, có thể để thẻ Heading 3
Những bài dài trên 1500 chữ, nên phân đoạn, mỗi đoạn có tittle phụ.
Ví dụ:
- Sai: Từ khóa: Nhượng quyền thương mại 1) Căn cứ pháp lý; 2) Khái niệm; 3) Cơ quan đăng ký;...
- Đúng: 1) Căn cứ pháp lý nhượng quyền thương mại; 2) Khái niệm nhượng quyền thương mại; 3) Cơ quan đăng ký nhượng quyền thương mại;....
Phải thống nhất về mặt hình thức giữa các tiêu đề trong bài. Nếu 1 trong các tiêu đề chính trong bài có các tiêu đề phụ thì các tiêu đề chính còn lại trong bài cũng phải có tiêu đề phụ; Sắp xếp cơ sở pháp lý theo nguyên tắc: Luật - Nghị Định - Thông Tư và theo thời gian ban hành của từng loại văn bản.
Sai: |
Đúng |
Tiêu đề chính |
Tiêu đề chính |
- Tiêu đề phụ |
- Tiêu đề phụ |
Tiêu đề chính |
Tiêu đề chính |
Tiêu đề chính |
- Tiêu đề phụ |
Chọn những từ khóa chính để đặt tag. Mỗi tag dài khoảng 4-6 từ, mỗi bài viết được sử dụng tốt đa 2 tag, mỗi tag cách nhau bởi dấu phẩy
Ví dụ:
Tiêu đề: Hoạt động thể dục, thể thao tại Công ty Luật TNHH Everest
Đặt tag: Hoạt động thể dục, hoạt động thể thao
- Từ khóa chính phải dài từ 4 – 6 từ
- Dựa vào google asd để tìm từ seo tốt
- Từ khóa phụ có thể lấy các tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ trong bài viết
Ví dụ:
- Sai: Từ khóa: Con dấu, Ly hôn, Hợp đồng
- Đúng: Từ khóa: Đăng ký nhượng quyền thương mại; Thu hồi đất sạt lở; Bầu cử trưởng thôn
Viết ngắn gọn, cụ thể đi vào nội dung chính của bài tối đa 165 ký tự
Ví dụ
Tiêu đề: Văn hóa đọc sách tại Công ty Luật TNHH Everest
SEO meta description: Đọc sách là một cách để con người tự học hỏi và trau dồi thêm kiến thức để theo kịp xu thế của thời đại, trở thành người có tri thức tiên tiến giúp ích cho xã hội.
Dùng ảnh trong kho dữ liệu của Công ty. Không dùng ảnh bên ngoài, trừ trường hợp đặc biệt và phải hỏi ý kiến người phụ trách trước khi dùng. Hình ảnh mang tính minh họa, nên lấy ảnh có nguồn gốc nước ngoài. Không nên dùng những ảnh quá đặc trưng, có thể bị kiện bản quyền. Số lượng ảnh: (ảnh tùy độ dài bài viết): ảnh liên quan đến nội dung bài viết (Nếu bài viết dài); Kích cỡ ảnh: full (800x450) hoặc (1600x900). Ảnh nên thể hiện sự tư vấn, nhẹ nhàng, phông nền sáng.
Ghi chú ảnh:
- Đối với ảnh cá nhân: Chức danh – Tóm tắt nội dung bài viết – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 024 66 527 527
- Đối với ảnh khác: Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527
Cần viết đúng chuẩn ngữ pháp, chính tả, không viết tắt viết hoa tùy tiện. Hạn chế đánh số (I,II,III… hoặc 1, 2, 3…) – Mục căn cứ pháp lý nên đánh số tạo sự rõ ràng. Hạn chế nhấn: gạch đầu dòng (-), dấu (), (+) Viết đúng chính tả tiếng Việt (có bộ quy tắc chính tả riêng theo đúng chuẩn tiếng Việt). Không viết hoa viết tắt tùy tiện, như: Quyền Tác Giả, Chủ Sở Hữu, Công ty TNHH 1TV…
Tên văn bản luật cần đầy đủ và đúng quy định pháp luật; nếu dẫn điều luật thì trích nguyên văn, để trong ngoặc kép. Lưu ý khi trích dẫn luật trong bài viết nên để điều luật liền thành đoạn, hoặc tách đoạn sao cho 1 đoạn dài vừa phải
Ví dụ:
- Sai: Quyết định 1275/2007/QĐ-BCA Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an Luật Hôn nhân gia đình 2014 Luật Hôn nhân gia đình
- Đúng: Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 26/10/2007 quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Hạn chế viết tắt. Không viết tắt từ khóa. Không viết tắt bất cứ từ nào trong từ nào liên quan đến từ khóa ;có thể lược bớt điều luật lấy nội dung liên quan dẫn bằng “…”.
Ví dụ:
- Sai: Từ khóa: Đăng ký nhượng quyền thương mại à ĐKNQTM, Đăng ký NQTM, ĐK nhượng quyền thương mại. Thủ tục ĐK nhượng quyền TM
- Đúng: Đăng ký nhượng quyền thương mại, Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm