Bộ tài liệu Pháp trị: Hàn Phi Tử - mưu lược tung hoành

“... Người đóng xe mong người ta giàu sang, còn người thợ mộc làm ra quan tài lại muốn người ta chết non. Đó không phải vì người đóng xe nhân từ, còn người thợ mộc tài nhẫn. Đơn giản là, nếu người ta nghèo khổ thì người đóng xe không bán hết hàng, người khác không chết thì không ai mua quan tài...”

Hàn Phi Tử, 281 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Bộ tài liệu Pháp trị: Hàn Phi Tử - mưu lược tung hoành

Hàn Phi Tử chuyên tâm nghiên cứu việc: Làm thế nào để Nhà vua xây dựng đất nước giàu mạnh, củng cố địa vị quyền thế. Dựa vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc, Hàn Phi Tử xây dựng nên Học thuyết Pháp trị - “Trị nước bằng pháp luật” (Dĩ pháp trị quốc), được gọi là “Sự học của Đế vương”, “Công cụ của Đế vương”, “Đạo của Đế vương”.

Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử coi "tư lợi” là bản tính của con người. Điều đáng sợ là, nhà vua dựa vào cảm tính, dễ dàng tin người khác. Nếu vua tin lầm vào kẻ gian, nhẹ mất quyền lực, nặng thì mất mạng. Nếu nhà vua ra quyết định sai lầm do cảm tính, hậu quả không lường. Giải pháp hữu hiệu nhất ở đây là, Nhà vua cần tin vào pháp luật, mà không được tin vào bất cứ ai khác. Nhà vua cai trị đất nước theo pháp luật - đây là khởi điểm logic và cũng là nền tảng tư duy trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử.

Pháp trị có ba phương diện: Pháp - Thuật - Thế. Trước tiên, Hàn Phi Tử bàn luận về nguyên tắc và tác dụng của Pháp, tiếp theo trình bày về Thuật của Nhà vua chế ngự bề tôi, cuối cùng bàn về Thế - nguồn lực để thắng mọi người.

Liên hệ

I- DÙNG HÌNH PHẠT NGHIÊM KHẮC ĐỂ QUẢN TRỊ ĐẤT NƯỚC

[01] Quản trị bằng pháp luật (Án pháp trị chúng)

"Tư lợi” là bản tính của con người. Cha mẹ, anh em, vợ chồng cũng có lúc tranh giành tàn khốc, không ngại đẩy đối phương vào chỗ chết vì lợi ích cá nhân. Tại chốn cung đình, con người luôn muốn tranh giành tình cảm, cướp đoạt ngôi vua.

Để giữ vững ngôi vị, khống chế cục diện, nhà vua không thể dễ dàng tin người khác hay dựa vào cảm tính. Nhà vua cai trị dân chúng theo pháp luật (án pháp trị chúng), tin vào pháp luật, không tin vào người khác. 

[02] Người quá nhân từ, không thể định ra luật pháp (Ái đa giả, tắc pháp bất lập)

Nhà vua quá nhân từ thì không thể định ra pháp luật, nhà vua thiếu uy nghiêm thì bị bề tôi lấn lướt. Lý trí và tình cảm thường mâu thuẫn với nhau.

Nhà vua tỏ ra nhân từ thì thuộc hạ nhởn nhơ, coi thường quyền thế, uy nghiêm của bề trên, từ đó khó thi hành lệnh cấm. Nhà vua nhất định phải dứt bỏ “ái” đối với thuộc hạ, hành xử theo pháp luật, bảo vệ quyền uy của mình, xác lập chế độ pháp luật lý tính.

[03] Làm ngược quan điểm của kẻ tầm thường, tuân theo đạo trị quốc (Nghịch vu thế nhi thuận vu đạo đức)

Kẻ ngu ngốc hy vọng đất nước được yên ổn, nhưng lại ghét phương pháp cai trị giúp đất nước yên ổn. Họ cũng ghét việc đất nước nguy loạn, nhưng lại thích cách làm khiến cho đất nuớc trở nên nguy loạn.

Thi hành hình phạt nghiêm khắc là điều dân chúng rất ghét, nhưng lại là phương pháp trị nuớc tốt. Đồng tình và thương xót cho bách tính nên giảm nhẹ hình phạt là điều mà dân chúng yêu thích, nhưng lại là nguyên nhân khiến đất nước diệt vong.

Thánh nhân theo đuổi quy luật trị quốc, trước hết phải kiên trì làm ngược lại quan điểm của kẻ tầm thường.

[04] Pháp luật không phân biệt sang hèn (Pháp bất a quý)

Thước đo chuẩn mực của pháp luật không bị khuất phục trước thế lực tà ác, giống như độ dài của cái thước cũng không thay đổi vì thanh gỗ cong vênh. Phạt kẻ có tội không bỏ qua đại thần, thưởng người làm việc tốt không bỏ sót thường dân. 

Pháp luật được định ra để duy trì quyền lực thống trị, sửa chữa sai lầm của nhà vua, truy cứu tội ác của bề tôi, giải quyết rắc rối, trừ bỏ điều ác, biểu dương điều thiện, khích lệ dân chúng. Để pháp luật phát huy tác dụng, nhà vua phải thi hành pháp luật công bằng, chính trực.

[05] Thống nhất hành vi của dân chúng bằng pháp luật (Nhất dân chi quy mạc như pháp)

Để thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng, chẳng gì bằng pháp luật. Ðể khích lệ quan lại, răn đe dân chúng, loại bỏ tình trạng lộn xộn, ngăn chặn sự gian trá, chẳng gì bằng hình phạt. Hình phạt nghiêm khắc thì người có địa vị cao quý sẽ không dám coi thường người có địa vị thấp kém. Pháp luật nghiêm minh thì nhà vua sẽ nhận được sự tôn trọng. 

[06] Thưởng phạt là đạo lý (Thưởng phạt chi đạo)

Thưởng và phạt là thủ đoạn thống trị của nhà nước. Nếu nhà vua nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể chế phục bề tôi. Nếu bề tôi nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể đánh thắng nhà vua. 

Khen thưởng hay trừng phạt đều là phương pháp tốt điều động, khống chế lời nói và hành động của mọi người, dùng “đạo” thưởng phạt cai trị dân chúng là sách lược quan trọng.

[07] Thưởng phạt nghiêm minh (Chính thưởng phạt nhi phi nhân hạ)

Đất nước muốn lớn mạnh thì nhất định phải xử lý mọi việc theo pháp luật. Điểm cốt lõi của mưu luợc xử lý mọi viêc theo pháp luật là "thưởng”, "phạt": Có công phải có thưởng, phạm pháp phải chịu phạt.

Quan điểm "thưởng phạt nghiêm minh" đối lập hoàn toàn với quan điểm của Nho gia: nhà vua giảng “nhân ái” với thần dân, bề tôi dùng “ngu trung” thờ chủ. 

[08] Dùng hình phạt để loại trừ hình phạt (Dĩ hình khử hình)

Thi hành hình phạt cả với kẻ mắc tội nặng và mắc tội nhẹ. Vì sợ trừng phạt nghiêm khắc, người ta sẽ tránh phạm tội kể cả tội rất nhẹ. Chủ trương dùng hình phạt nặng giảm tội phạm gọi là “dĩ hình khử hình”. Phạt nặng là một trong những đặc điểm thể hiện rō nhất sự khác biệt của học thuyết Pháp gia.

[09] Thưởng hậu hĩnh, thuộc hạ sẽ không sợ chết (Thưởng dự hậu giả hạ khinh tử)

Khen thưởng không nằm ngoài hai mục đích: một là, để cho những người muốn lập công vì được thưởng dốc hết sức lập thêm công; hai là để cho người khác ngưỡng mộ phần thưởng, rồi cũng háo hức muốn lập công.

Khen thưởng hậu hĩnh sẽ khiến người ta vì phần thưởng ấy mà tình nguyện hy sinh một số thứ, thậm chí tình nguyện nhảy vào nước sôi lửa bỏng, xả thân quên mình.

[10] Giữ chữ tín khi thưởng, mọi người làm việc tích cực (Tín thưởng tận năng)

Nhà vua đạt được mục đích “tận năng” bằng biện pháp “tín thưởng”. Nhà vua thưởng cho bề tôi có công, để khuyến khích họ làm việc tích cực. 

Biện pháp có công sẽ có thưởng, điều động thuộc hạ làm việc tích cực giúp duy trì bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp lệnh, tạo dựng quyền uy của nhà vua và khống chế bề tôi.

[11] Hình phạt hà khắc, tạo lập uy tín (Tất phạt minh uy)

Hình phạt hà khắc tức là chế độ pháp luật hà khắc vô tình, hình phạt nghiêm khắc lạnh lùng. Người phạm pháp chǎc chắn sẽ bị trừng phạt, tuyệt đối không dung tha. Hình phạt hà khắc bao gồm: một là hình phạt nặng nề, hai là chắc chắn thi hành.

Nhấn mạnh hình phạt nặng nề, nhưng không thi hành lệnh trừng phạt đến cùng, thì chỉ là nói miệng. Thi hành trừng phạt nhưng hình phạt nhẹ nhàng, không có tác dụng rǎn đe, không thể xác lập đuợc sự tôn nghiêm của pháp luật.

[12] Khen thưởng phải đi đôi, trách phạt phải đồng hành (Thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành)

Để pháp luật có thể phát huy được tác dụng lớn nhất, thì nhà vua phải làm cho pháp luật được rõ ràng, nhất quán, không thể có sự mâu thuẫn, trước sau xung đột. Thưởng và phạt phải tương xứng với công và tội. Khen ngợi và trách phạt cũng phải tương xứng với thưởng và phạt.

Nếu ban thưởng và khen ngợi không tương xứng với nhau, thì người dân sẽ do dự. Nếu người được thưởng bị gièm pha, thì sự khen thưởng đó không đủ để khuyến khích mọi người. Nếu người bị phạt lại được khen ngợi, thì hình phạt ấy không đủ để ngǎn chặn mọi người làm việc xấu. 

[13] Xử phạt dựa vào tội trạng, ban thưởng dựa vào công lao, giao việc dựa vào năng lực (Dĩ tội thụ chu, dĩ công thụ thưởng, dĩ năng thụ nhiệm)

Quản trị đất nước đều phải lấy pháp luật làm thước đo, dùng lý tính triệt để để cai trị đất nước.

"Dĩ tội thụ chu” là định đoạt hình thức xử phạt, phải dựa vào tội trạng. “Dĩ công thụ thưởng" là xác định ban thưởng hậu hīnh hay ít ỏi, phải dựa vào công lao to hay nhỏ. “Dī năng thụ nhiệm” là sắp xếp chức vị, công việc, phải dựa vào năng lực. Làm được 03 điều này, sẽ xác lập được quyền uy, phát huy tác dụng to lớn của pháp luật.

[14] Pháp luật phải công khai (Pháp mạc như hiển)

Pháp luật muốn chế ước được ý thức thì phải ăn sâu mọc rễ trong đầu óc của dân chúng. Quy định của pháp luật phải được công khai rõ ràng, khiến cho mọi người đều hiểu được ý nghĩa của nó.

Pháp luật không chỉ truyền trong trong hoàng cung, mà phải truyền đến mọi người, kể cả người thấp hèn nhất cũng phải nghe được, thấy được. Pháp luật cần biên soạn thành sách, công bố rộng rãi trong dân chúng.

[15] Quản trị cần sự ổn định, pháp luật hạn chế thay đổi (Hữu đạo chi quân quý tĩnh, bất trọng biến pháp)

Quản trị đất nước mà nhiều lần thay đổi pháp luật, thì dân chúng sẽ bị pháp luật làm khổ. Nhà vua nắm vững thuật trị nước ủng hộ sự ổn định, không nên thường xuyên thay đổi pháp lệnh.

Biến pháp chỉ sự biến hoá cho phù hợp với thời thế, tiến hành những cải cách tương ứng. Đối với mỗi thời kỳ nhất định, pháp lệnh khi đã được chế định, thì phải có tính ổn định tương đối, không thể là "biến số”.

[16] Pháp luật phải thay đổi để phù hợp với thời đại (Pháp dữ thời chuyển tắc trị, trị dữ thế nghi tắc hữu công)

Nhà vua muốn thu hút được sức mạnh của dân chúng rất khó. Nhà vua muốn thay đổi luật lệ cũ cũng rất khó, không cẩn trọng sẽ dẫn đến hỗn loạn. Thế nhưng không phải nhà vua chỉ ngồi không, chờ đợi.

Chế độ pháp luật cũng có thể thay đổi tuỳ theo sự phát triển của thời đại. Quản trị đất nước không thể có một quy tắc bất biến nào. Chỉ cần có thể trị lý đất nước thì đó là chế độ pháp luật phù hợp.

[17] Lệnh của vua cao nhất, pháp luật không thể chu toàn (Ngôn vô nhị quý, pháp bất lưỡng thích)

Về ngôn luận, mệnh lệnh của vua là quan trọng nhất. Về chính sự, pháp luật của nhà nước là chuẩn tắc, cần tuân theo nhất. Ngoài lệnh vua ra, không có bất cứ phát biểu nào được tôn trọng tương đương thế.

Phép nước cũng không thể cùng lúc chiều lòng được cả công lẫn tư. Cho nên lời nói và việc làm, nếu không tuân theo phép nước thì nhất định phải cấm. 

[18] Pháp luật rõ ràng, sẽ dễ thực hiện (Kỳ pháp dị vi nhi lệnh năng hành)

Tiêu chuẩn mà nhà vua đề ra khiến dân chúng dễ dàng nhìn thấy, thì sẽ được xác lập trong lòng dân chúng. Lời dạy của nhà vua mà dân chúng dễ dàng hiểu, thì lời nói đó sẽ được vận dụng. Pháp luật đề ra dễ dàng thực hiện, thì pháp luật đó cũng sẽ được thực hiện triệt để.

Khi 03 điều kiện đó đã được xác lập, đồng thời nhà vua lại không có bất kỳ mưu đồ cá nhân nào, thì bề tôi có thể tuân thủ theo pháp lệnh mà làm việc. Nhà vua khi đó sẽ không lạm dụng quyền lực cá nhân, còn thần dân cūng không phải chịu phạt vì ngu muội.

[19] Người chấp pháp mạnh thì đất nước sẽ mạnh (Phụng pháp giả cường tắc quốc cường)

Không đất nước nào cường thịnh vĩnh cửu, cũng không đất nước nào mãi suy yếu. Nhà vua thực thi pháp trị, áp dụng chế độ kỷ cương pháp luật cứng rắn mạnh mẽ, đất nước sẽ cường thịnh. Nhà vua theo thực thi chế độ kỷ cương pháp luật mềm mỏng yếu đuối, đất nước sẽ suy yếu.

Nhà vua anh minh làm cho bề tôi không thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật, cũng không thể vượt ra ngoài quy định của pháp luật, hay tự ý thi hành những chính sách nhằm thu phục lòng người. 

[20] Giữ lời hứa nhỏ, tạo uy tín lớn (Tiểu tín thành tắc đại tín lập)

Nhà vua không ngừng tích luỹ danh tiếng trong việc giữ chữ tín. Nếu thưởng phạt không giữ được chữ tín, thì lệnh cấm cũng không thể thi hành.

Giữ lời hứa trên danh phận, thì quan lại sẽ làm tròn chức trách của mình, vì thành tích chính trị của mỗi người không vượt ra ngoài phạm vi chức trách của họ, nhờ thế cũng tiện cho việc kiểm tra, giám sát dễ dàng.

Giữ chữ tín về phương diện làm việc, thì mọi người sẽ không làm trái quy luật tự nhiên, người dân sẽ an phận. Giữ chữ tín về phương diện đạo nghĩa, thì những người thân cận sẽ cố gắng thực hành đạo nghĩa, người ở phương xa cũng sẽ quy phục.

II- KÍN ĐÁO VẬN DỤNG THUẬT SỐ ĐỂ CHẾ NGỰ QUẦN THẦN

[21] Trị quan, không trị dân (Trị lại bất trị dân)

Người rung cây, nếu muốn chạm vào từng chiếc lá thì rất khó. Nhưng nếu gō vào thân cây, anh ta khiến tất cả lá cây đều lay động. Nếu bắt cá mà muốn bắt từng con cá ra khỏi mắt lưới, thì chẳng những vất vả. Nhưng chỉ cần nắm chắc dây lưới thì tự nhiên cá sẽ nằm gọn trong lưới.

Quan lại chính là "gốc” (thân cây), “giường cột” (dây lưới) của dân chúng. Vị vua anh minh chỉ quản lý quan lại, không đi quản lý dân chúng.

[22] Nhìn xa trông rộng (Chúng đoan tham quan)

Nhà vua cần phải xem xét sự việc trên nhiều phương diện rồi mới được đưa ra kết luận. “Chúng đoan” là nhiều phương diện, nhiều góc độ. “Tham quan” là quan sát, đánh giá. “Chúng đoan tham quan” chỉ nhà vua không được dễ dàng tin những lời nói, hành động của bề tôi đều là vì nghĩ cho nhà vua và mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhà vua không làm việc chưa có kinh nghiệm, không ăn thức ăn không bình thường, vừa nghe ngóng chỗ xa, vừa quan sát việc xung quanh mình; xét lại những lời nói phụ họa và phản đối của bề tôi; kiểm nghiệm kết luận trên nhiều phương diện; so sánh kết quả sau khi làm việc với lời nói trước khi làm việc... trị lý dân chúng theo pháp lệnh.

[23] Tiến cử người ngoài không tránh kẻ thù, tiến cử người trong nhà không né con mình (Ngoại cử bất tỵ cừu, nội cử bất tỵ tử)

Người tiến cử và người được tiến cử không tồn tại những mối quan hệ mật thiết. Lúc tiến cử người ngoài, ngay cả kẻ thù của mình cũng không tránh, lúc tiến cử người trong nhà, ngay cả con trai của mình cũng không né.

Nếu các quần thần tiến cử nhân tài cho nhà vua, không để cho những ân oán riêng tư hay tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến việc công; nếu giữa các bề tôi không có bất cứ mối quan hệ riêng tư nào, làm việc công tâm, thì họ sē không kết thành bè đảng, cấu kết với nhau lừa dối nhà vua, còn nhà vua cũng có thể điều tra rõ ràng mọi việc.

[24] Đưa ra quyết định sau khi bàn luận ở chốn đông nguời (Hậu ngôn tắc lập)

Sự vật đã có hình trạng thì sē có độ dài, ngắn; có dài ngắn thì sẽ có diện tích to, nhỏ; có to nhỏ thì sẽ có hình dạng vuông, tròn; có vuông tròn thì sē có tính chất kiên cố, lỏng lẻo; có kiên cố lỏng lẻo thì sẽ có chất lượng nặng, nhẹ; có nặng nhẹ thì sē có màu đen, trắng. Sự quy định tính chất dài ngắn, to nho, vuông tròn, kiên cố lỏng lẻo,nặng nhẹ, đen trắng... gọi là lý. Khi xác định đuợc lý, chúng ta sē phán đoán sự vật rất dễ dàng.

Muốn vē hình vuông và hình tròn, cần dùng thước dài và compa, làm việc gì cũng như vậy thì sẽ có hiệu quả. Vạn vật không có thứ gì không có "quy củ”. Thánh nhân hoàn toàn xử lý công việc theo "quy củ” của vạn vật. Nhà vua đưa ra ý kiến của mình sau khi lắng nghe ý kiến bàn luận của mọi nguời sẽ chắn chắn hơn. 

[25] Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng (Lương dược khổ khẩu nhi ẩm chi, trung tín nghịch nhĩ nhi thính chi)

Thuốc tốt uống vào đắng miệng, nhưng người thông minh sẽ gắng uống hết, vì anh ta biết rằng sau khi uống hết thuốc, bệnh sẽ thuyên giảm. Lời trung tín nghe có vẻ chướng tai, nhưng vị vua sáng suốt vẫn sẽ nghe theo, vì biết rằng nghe những lời đó chắc chắn sē có lợi. 

Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng ý nói muốn khỏi bệnh, muốn đạt được thành công, người ta phải cố gắng uống hết chỗ thuốc đắng, cố gắng tiếp thu những lời trung nghīa trái tai.

[26] Chọn tể tướng từ nha môn, chọn đại tướng từ quân đội (Tể tướng tất khởi vu châu bộ, mãnh tướng tất khởi vu tốt ngũ)

Nhà vua không thể dùng người hay phán xét người khác có tài đức hay không dựa vào lời nói dung mạo, mà cần phải trao chức vụ, khảo sát bản lĩnh, tài năng thật sự của anh ta. Thực tài thực học thể hiện ở cương vị công tác của người này, chứ không thể hiện ở môi miệng.

Người lãnh đạo cần chú trọng tuyển chọn và bổ nhiệm nhân sự dựa vào thực tài, thực học của họ, tuyệt đối không được tuyển chọn và bổ nhiệm nhân sự dựa vào tướng mạo, lời nói, bề ngoài.

[27] Đặt ra một tiêu chuẩn để đối chiếu, xem xét (Thiết độ nhi trì chi)

Nếu không có bất cứ tiêu chuẩn nhất định nào để kiểm tra đối chiếu, mà chỉ thích tài ǎn nói của kẻ hùng biện, không dùng hiệu quả thực tế để đánh giá, lại chỉ tán thưởng hành vi của họ, thì nhà vua bị lừa dối.

Nếu nhà vua đặt ra một tiêu chuẩn nhất định để xem xét, đối chiếu lời nói của người khác, thì người thông minh cũng sẽ sợ sai sót mà không dám nói bừa. “Thiết độ nhi trì chi”  là một trong những mưu lược của “thuật lắng nghe”.

[28] Vua tôi thi hành trung tín, ra trận dùng thủ đoạn gian trá (Trung tín hành vu quân vu, trá ngụy thi vu chiến thuật)

Hai người là Cửu Phạm và Ung Lý cùng bày mưu cho Tấn Văn Công đánh nước Sở. Cửu Phạm nói: “Quân tử đa lễ không hài lòng về sự trung thành, thật thà, nhưng lúc tác chiến ở chiến trường, lại không chê những thủ đoạn lọc lừa gian trá. Đối với nước Sở, bệ hạ cứ sử dụng thủ đoạn gian trá là được”. Ung Lý nói: “Đốt rừng sǎn bắn, tuy bắt đuợc nhiều thú, nhưng chắc chắn sau này không thể sǎn được con thú nào ở đó nữa. Dùng thủ đoạn gian trá đối đāi với dân chúng, tuy đạt được lợi ích truớc mắt, nhưng chắc chắn sau này không thể dùng cách đó để giành lợi nữa”.

Tấn Văn Công thi hành mưu kế của Cửu Phạm, nhưng lại thưởng Ung Lý nhiều hơn, bởi ông lập luận: "Lời của Cửu Phạm chỉ là mưu kế tạm thời, còn lời của Ung Lý mới liên quan đến lợi ích ngàn đời sau”

[29] Không tin dùng kẻ luôn xu nịnh mình (Bất dĩ thuận tâm nhi sủng hạnh) 

Tâm lý phổ biến của con người là muốn có được thứ mình thích, luôn hy vọng người khác ủng hộ mình. Đối với những người thống trị địa vị cao thì càng có suy nghĩ như vậy, thích nguời khác thuận theo ý của mình, không thích người khác phản đối mình hay chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của mình. Mưu mô bề tôi thuận theo tâm ý của nhà vua để có địa vị thân cận nhà vua, được nhà vua sủng ái. VÌ vậy, nhà vua không nên ưu ái, cưng chiều những người luôn xu nịnh, thuận theo ý của mình.

[30] Giấu tình cảm, che suy nghĩ (Yểm kỳ tình, nặc kỳ đoan)

Giữa nhà vua và bề tôi không tồn tại một thứ tình cảm giống như tình cha con. Sở dĩ quần thần chịu phục tùng mệnh lệnh của nhà vua là vì nhà vua nắm giữ số phận của họ. Cho nên, các bề tôi thường dùng thủ đoạn quan sát sắc mặt của nhà vua, giở trò lừa gạt để lấy lòng nhà vua, nhằm bảo toàn tính mạng của cả nhà, hoặc giành được quyền cao chức trọng.

Mưu trí nhà vua "Yểm kỳ tình, nặc kỳ đoan" để cử chỉ lời nói của quần thần không bị ảnh hưởng bởi những yêu ghét của nhà vua, đồng thời nhà vua cũng có thể nhìn rõ bộ mặt thật của các bề tôi.

[31] Xem xét tác dụng, đánh giá công hiệu cúa của lời nói (Đốc kỳ dụng, khoá kì công)

Nhà vua sē truy tìm cǎn nguyên nguồn gốc người ta ǎn nói khoác lác, phù phiếm, cho nên người gian ác sẽ bị phát giác. Sẽ là lừa dối, nếu hiệu quả công việc lại không khớp với những gì anh ta đã nói trước đó. Nhà vua thẩm xét lời bàn của bề tôi, tìm ra công hiệu, tác dụng của nó, khi đó những kẻ cùng bè phái không dám tâng bốc nhau trước mặt nhà vua.

Điều quan trọng không phải là xem người ta nói cái gì, mà phải xem lời nói đó có công hiệu thực tế gì. Nhà vua nghe lời bàn của bề  tôi, thì cần xem xét tác dụng của lời nói, đánh giá công hiệu của nó.

[32] Nói lời trái với ý định, làm việc trái với thực tế (Ðào ngôn phản sự dĩ thường sở nghi, tác gian tình đắc)

Cố ý nói những lời không đúng, làm những hành động sai lầm, hoặc để quan sát người bên cạnh, phân biệt người trung kẻ nịnh hoặc để ngụy trang, che giấu ngưòi khác; hoặc để tung hoả mù, mê hoặc đối phương đó là thuật “đảo ngôn phản sự”. 

Thuật làm vua của Hàn Phi Tử được thiết kế riêng cho các bậc đế vuơng, nhưng trên thực tế, phạm vi sử dụng của phương sách này không chỉ giới hạn bậc Đế vương. Trong lịch sử cổ đại, từ Đế vương đến dân thường, tầng lớp nào cũng có người sử dụng phương sách này.

[33] Đánh vào lòng nghi ngờ, tra hỏi việc đã biết (nghi chiếu quỷ sứ)

Trường hợp thứ nhất sử dụng mưu trí: đánh vào lòng nghi ngờ, trách hỏi việc đã biết, là dựa vào “quán tính” tâm lý. Người bình thường cho rằng, nhà vua cho gọi thuộc hạ, thì sẽ phải đưa ra chỉ thị, yêu cầu hay ban cho người đó quyền lực nào đó. Vậy kế sách là, nhà vua triệu tập môt số người, giữ họ ở bên mình trong một thời gian dài nhưng không trao cho họ chỉ thị hay quyền lực. Những kẻ xung quanh sẽ đứng ngồi không yên, tự cho rằng, bản thân mình đã bị theo dõi bí mật, nên buộc phải làm việc chăm chỉ, tuyệt đối không giở trò dối trá.

Trường hợp thứ hai, sai người hỏi người khác không trục lợi - khi sai người nào đó đi làm việc, nhà vua cần dự đoán trước những việc mình đã biết, thậm chí là cố ý dựng chuyện hoặc điều tra đặc biệt để trách hỏi người đó. Người được giao việc tưởng là nhà vua đã biết hết toàn bộ sự việc, nên sẽ làm việc nghiêm chỉnh, báo cáo tường tận.

[34] Phân biệt công tư, nắm vững chỗ lợi hại (Thẩm công tu chi phân, lợi hại chi địa)

Lợi ích của nhà vua và bề tôi khác nhau, người có tài mới làm vua thiên hạ. Nếu cho rằng, vua tôi có lợi ích giống nhau, vậy thì nhà vua sẽ bị bề tôi uy hiếp, bề tôi cùng cai quản chính sự với nhà vua sẽ sát hại nhà vua. Bậc minh quân biết phân biệt công tư, nắm vững chỗ lợi hại của vua tôi, gian thần sē không có cơ hội làm càn. 

Nhà vua và bề tôi đều có lợi ích riêng của mình, nhà vua lúc nào cũng phải để phòng bề tôi làm tổn hại lợi ích chung của nhà vua vì muốn đạt đuợc lợi ích riêng của mình.

[35] Tin vào bản thân, không tin vào người khác (Ninh tự tín, vật tín nhân) 

Tai họa của nhà vua nằm ở chỗ tin người. Tin người thì sẽ bị người khống chế. Bề tôi làm việc cho nhà vua không phải vì mối quan hệ máu mủ ruột rà, mà vì chịu sự bó buộc của quyền thế nên không thể không làm. Bề tôi thường thǎm dò tâm tư của nhà vua, còn nhà vua thường buông thả, ngạo mạn vì mình ở ngôi cao hơn, cho nên mới dẫn đến hệ quả bề tôi uy hiếp, giết hại nhà vua. 

Nhà vua bắt buộc phải chú ý đến một nguyên tắc: không được tin tưởng người khác. Khi tin tuởng người khác, sẽ bị người khác khống chế. Khi đã bị người khác khống chế, họ sẽ dần mất đi quyền lực.

III- LẬP UY THẾ DỄ NHƯ TRỞ BÀN TAY 

[36] Cây cao một thước trên núi có thể trông xuống khe sâu nghìn nhận (Lập xích mộc vu cao sơn chi thượng, tắc lâm thiên nhận chi khê)

Người có tài mà không có thế, cũng chẳng thể chế phục được kẻ bất tài. Người không có tài năng vẫn có thể khống chế người có tài năng, vì có quyển thế làm chỗ dựa.

Chưa có địa thế có lợi, cây đại thụ cao chọc trời cũng chỉ ngang tầm chân núi mà thôi; Cây cao một thước trên núi cao thì có thể trông xuống khe suối sâu nghìn nhận, đó là vì nó đứng ở chỗ cao.

Thứ nặng mấy vạn cân cho lên thuyền thì nổi. Thứ nặng vài lạng không có thuyền cūng sē chìm nghỉm. Đó là vì giữa hai thứ này khác nhau ở chỗ có thế và không có thế.

[37] Tay áo dài thì múa đẹp, tiền vốn nhiều thì buôn bán tốt (Trường tụ thiện vũ, đa tiền thiện cổ)

Người đi buôn đều biết rằng, càng có tiền càng dễ làm ăn, tiền càng nhiều, làm ăn càng lớn, điều này gọi là “tay áo dài thì múa đẹp, tiền vốn nhiều thì buôn bán tốt". Ðất nước ổn đình thịnh vượng dễ đưa ra kế sách, còn đất nước suy yếu hỗn loạn khó đưa ra kế sách.

Chỉ có tăng cường thực lực của đất nước mới có thể đảm bảo đất nước không bị các thế lực thù địch bên ngoài xâm lược. Đất nước càng có thực lực càng dễ thực hiện thành công việc lớn.

[38] Cần giải quyết việc khó ngay từ lúc nó vẫn còn dễ giải quyết (Đồ nan vu dị, vi đại vu tế)

“Đồ nan vu dị, vi đại vu tế" vốn là một tâm trạng ở ẩn tiêu cực, không ham mê theo đuổi những điều quá cao xa, chỉ nguyện làm những điều nhỏ nhặt, đơn giản. Nhưng Pháp trị lại đưa thành cuơng lĩnh chủ động và tích cực, đề cập đến việc nhà vua khéo léo ngǎn chặn những âm mưu, thủ đoạn của gian thần ngay từ trong trứng nước.

Nhà vua có thể phát hiện những gian trá nhỏ ngay từ khi sự việc vẫn đang ở trạng thái manh nha, thì thần dân sẽ không có mưu đổ giết vua đoạt vị. Nhà vua có thể tiến hành trừng phạt triệt để những tà ác vẫn đang trong giai đoạn hình thành, thì thần dân sẽ không làm ra việc bạo loạn.

[39] Dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công (Nhân khả thế, cầu dịch đạo)

Con người vì mắt không thể nhìn thấy dung mạo của mình, nên phải dùng gương soi khuôn mặt. Vì trí lực ngắn, người ta không nhận ra sai lầm của mình nên dùng phép tắc sửa chính bản thân. Có mắt nhưng không có gương thì không thể sửa sang mày râu. Lập thân xử thế mà mất đi phép tắc thì không thể phát hiện ra sai lầm của mình. 

Có ba (03) đạo lý: [1] dù thông minh, cũng có việc không làm được; [2] dù có sức sẽ có thứ không nhấc lên nổi; [3] dù cường tráng sẽ có đối thủ không thể đánh thắng. Một người dù có trí tuệ rất cao, nhưng không có sự giúp đỡ của người khác, không thể xây dựng được sự nghiệp vĩ đại.

[40] Vừa đe dọạ vừa dụ dỗ, bề tôi sẽ đem sức lực phục vụ nhà vua (Uy hách lợi dụ sứ thần hiệu lực)

Để khiến cho người hữu dụng về dưới trướng của mình, đem sức lực phục vụ mình, hoǎc để khiến cho thuộc hạ của mình tận tâm làm việc tốt hơn, ngoài việc quản lý bề tôi dựa vào kỷ cương pháp luật, nhà vua thông minh còn cần sử dụng biện pháp "vừa đe doa vừa dụ dỗ", phải làm cho bề tôi không thể không tham cầu bổng lộc nhà vua ban tặng, cũng không thể không làm việc với tuớc vị mà nhà vua trao cho. Phần vì e sợ quyền uy của nhà vua, phần vì ham muốn bổng lộc nhà vua ban tặng, nên bề tôi sẽ nỗ lực làm việc. 

[41] Nắm quyền để xử thế, dùng hình phạt và đức hạnh để quản trị (Chấp bính dĩ xử thế, hình ðức chế thần hạ)

Quản trị đất nước phải dựa vào tình người. Tình cảm của con người có yêu thích có chán ghét, nên có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt. Có thể sử dụng ban thưởng và hình phạt thì cũng có thể xây dựng lệnh cấm. Nhà vua nắm quyền bính để xử thế, cho nên mệnh lệnh truyền xuống được chấp hành nghiêm chỉnh, lệnh cấm ban ra ngăn chặn được tà ác. 

Quản trị cần dựa vào thực lực. Nhà vua muốn khống chế bề tôi, ngồi yên trên ngai vàng thì buộc phải nắm giữ đầy đủ quyền lực của mình. Trong rất nhiều quyền lực, Hàn Phi Tử đặc biệt nhấn mạnh đến quyền thưởng phạt, tức là hai khía cạnh "hình” và “đức”.

[42] Giữ pháp luật quản trị đất nước, bỏ pháp luật đất nước hỗn loạn (Bảo pháp xử thế tắc trị, bối pháp khử thế tắc loạn)

Nếu bỏ phương pháp uốn gỗ và kỹ thuật đo đạc, thì người đóng xe giỏi nhất cũng chẳng thể làm ra một cái bánh xe. Nếu không dùng khen thưởng khuyến khích, hình phạt uy hiếp, vứt bỏ quyền thế và pháp trị, nhà vua chỉ thuyết phục, hy vọng người dân dần hiểu lý lẽ, thì e rằng vị vua giỏi nhất cūng chẳng quản nổi ba nhà.

Ngưòi làm loạn thiên hạ dựa vào uy thế thì nhiều, còn người lợi dụng uy thế trị lý thiên hạ thì ít. Nếu theo quan điểm "vứt bỏ hiền nhưng chuyên về thế", giả sử trao uy thế cho người thiếu tài đức thì chẳng khác nào để "hổ mọc thêm cánh". Còn nếu quan điểm "cai trị dựa vào người hiền” hay “hiền, thế cùng trị”, nhưng người bất hiền thì nhiều, còn người hiền thì ít, kết quả chỉ có thể là “loạn nghìn đời, trị một đời”. Thuật thống trị phù hợp nhất là “giữ vững pháp luật, nắm chắc quyền thế".

[43] Ứng dụng quyền thế vào pháp luật, quản trị sẽ hiệu quả hơn (Nhậm thế tắc trị bất úc nhi nhật hữu dư)

Nếu nhà vua tự xử lý tất cả mọi việc to việc nhỏ, thì có cố gắng cũng giải quyết hết.

Nếu nhà vua áp dụng khéo léo thưởng phạt, thì pháp lệnh giản lược, nhưng quyền lực của nhà vua không bị xâm hại; người thông minh hay kẻ gian xảo đều không có chỗ nương dựa, bề tôi không dám làm trái lệnh; người có quyền thế, địa vị cũng không dám che lấp người tốt việc tốt, bao che người xấu việc xấu; quan chức đều góp sức lực mà không dám vượt quá chức phận. Từ đó, quản trị sẽ đơn giản, giảm được rất nhiều việc.

[44] Trị gian trước thì nước mạnh, dân vận trước thì chiến thắng (Tiên trị giả cường, tiên chiến giả thắng) 

Nhà vua cần ngǎn chặn gian thần ngay từ khi chúng mới manh nha xuất hiện. Người dùng binh cần làm cho lòng dân phục vụ chiến tranh.

Đối với việc trị nước, cần phái nỗ lực tuân thủ các nguyên tắc: [1] đi trước đón đầu nhằm thống nhất nhận thức tư tưởng của dân chúng; [2] đề cao tập thể nhưng không tư lợi; [3] thưởng người tố giác gian thần khiến cho kẻ gian không dám xuất hiện; [4] biểu dương chế độ pháp luật khiến việc trị nước không bị rối loạn. Biết dùng 04 phương pháp này, đất nước hưng thịnh. Không dùng 04 phương pháp này, đất nước suy thoái. 

[45] Nhà vua làm cho bề tôi không dám nói bậy (Sử nhân thần mạc cảm vọng ngôn)

Gian thần dùng lời giả dối, dễ nghe che mắt nhà vua, làm cho nhà vua không thể nhìn nhận sáng suốt những sự việc tiếp theo, chỉ dựa vào cảm giác tin tuởng gian thần tuyệt đối. Dần dần, gian thần nói gì nhà vua nghe nấy, chúng càng ngày càng khống chế được nhà vua.

Đối với những bề tôi đã đưa ra ý kiến, nhà vua phải tìm hiểu ngọn nguồn lời nói của anh ta để truy hỏi hiệu quả thực tế. Đối với những bề tôi không đưa ra ý kiến, nhà vua phải hỏi rõ anh ta tán thành hay phản đối việc này và anh ta cũng phải chiu trách nhiệm truớc quyết định của mình. Như vậy, không bề tôi nào dám nói bậy, cūng không bề tôi nào dám im lặng, nói hay không nói cũng đều phải chịu trách nhiệm.

[46] Giữ mềm mỏng là mạnh (Thủ nhu viết cường) 

Mạnh mẽ không có nghīa là giơ nanh vuốt. Ngược lại, nhẫn nhục chịu đựng cũng chẳng khác nào vĩnh viễn không có khả nǎng chống lại. 

Mạnh và yếu, cứng và mềm trong mối quan hệ biện chứng cùng nương dựa, chuyển hoá lẫn nhau. Người có chí hướng cao xa, mục tiêu to lớn thưòng nhẫn nại và nghị lực hơn người bình thường. Để thực hiện mục tiêu to lớn, họ cam tâm chịu khổ, dùng vẻ bề ngoài mềm mỏng yếu đuối che đậy hoài bão bên trong, nhẫn nhục trong một thời gian dài để đổi lấy cơ hội làm nên sự nghiệp vĩ đại. 

[47] Danh và thật nâng đỡ nhau, hình và ảnh đối xứng nhau (Danh thật tương trì nhi thành, hình ảnh tương ứng nhi lập)

Mối quan hệ giữa nhà vua và bề tôi giống như mối quan hệ giữa danh xưng và thực tế, hình dạng và hình ảnh, dùi trống và cái trống. Nhà vua cần lợi dụng địa vị, quyền thế của mình để làm cho bề tôi phải một lòng trung thành, phục vụ mình. Như vậy, nhà vua mới đuợc an nhàn trong thời gian dài, đồng thời tạo nên công danh sự nghiệp.

[48] Dùng gián thần củng cố uy quyền của nhà vua (Dụng gián thần dĩ cố quân quyền)

Hàn Phi Tử đưa ra cách nhà vua phòng bị gian thần là cần phải sử dụng gián thần. Cho dù những lời gián thần nói không lọt lỗ tai, nhưng nó lại giống như thuốc tốt, tuy mùi vị rất đắng nhưng có lợi cho việc điều trị bệnh. Còn không sử dụng gián thần thì sē không giữ được uy quyền.

[49] Trông cậy vào quyền thế, không trông cậy vào sự thành thực của bề tôi (Thị thế nhi bất thị tín)

Nhà vua nắm vững thuật thống trị, xem trọng chữ tín nhưng ban thưởng theo pháp luật, khiến thần dân ra sức phát huy tài năng. Nhà vua phải trừng phạt người từng mắc tội theo pháp luật, từ đó ngăn chặn người khác làm càn. Dù bề tôi có hành vi bát nháo, cūng có chỗ có thể lợi dụng.

Nhà vua nắm thuật thống trị, không phải là nương dựa vào sự thành thực của bề tôi mà là nương dựa vào quyền uy. Khi chế độ pháp luật hoàn thiện có thể trừng trị hành vi phạm tội, thì bổ nhiệm quan lại không nhất thiết phải xem xét việc anh ta có thành thực hay không.

[50] Làm việc phải hợp lý, biết tính toán thiệt hơn (Cử sự hữu đạo, kế nhập hựu kế xuất)

Người muốn làm một việc, nhưng không tìm hiểu nguyên nhân bắt đầu và kết quả tốt xấu, chỉ suy nghĩ đơn giản rằng muốn muợn việc này để đạt được một mong muốn nào đó của mình, chẳng những không thu được kết quả, lại còn phải chịu tổn thất.

Người chỉ tính toán tới việc thu lợi mà không nghĩ đến những phí tổn phải bỏ ra, thậm chí những phí tổn gấp nhiều lần số lợi thu về, trên danh nghĩa là thu lợi, nhưng thực tế đã bị lỗ. 

Nhà vua thuận theo điều kiện khách quan, loại bỏ những mong muốn chủ quan. Làm bất cứ việc gì cūng phải có một nguyên tắc nhất định, tính toán việc nào phải bỏ ít chi phí, mà thu nhiều lợi.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Bộ tài liệu Pháp trị: Hàn Phi Tử - mưu lược tung hoành

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.49085 sec| 1257.648 kb